Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Bài thuốc chữa viêm họng mãn tính hiệu quả nhất

Bệnh viêm họng đang dần trở thành một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến ở nước ta, do thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngột và môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm. Người bệnh bị viêm họng thường thờ ơ trong việc chữa bệnh vì vậy rất nhiều người đã bị biến chứng thành viêm họng mãn tính. 

 

Việc chữa viêm họng mãn tính cần cả một quá trình dài điều trị liên tục. Bệnh viêm họng mãn tính nếu không được chữa trị đúng cách sẽ rất khó khỏi và có thể ảnh hưởng đến cả các cơ quan khác trong cơ thể. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số loại thuốc chữa viêm họng mãn tính để các bạn tham khảo và sử dụng để cắt đứt bệnh viêm họng.

Bài thuốc chữa viêm họng mãn tính trong dân gian

Các bài thuốc chữa viêm họng được dùng nhiều trong dân gian như quất hấp mật ong hay gừng ngâm mật ong... Những bài thuốc dân gian rất đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, không có tác dụng phụ đối với sức khỏe của bạn, tuy nhiên nó với bệnh viêm họng mãn tính thì chúng hầu hết chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không chữa khỏi hẳn được. Vì vậy bạn có thể dùng các bài thuốc dân gian này để hỗ trợ chữa bệnh cho nhanh khỏi nhé.

Dùng thuốc Tây để chữa viêm họng

Các loại thuốc dùng để chữa viêm họng là thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc tiêu đờm. Khi sử dụng thuốc Tây thì bệnh sẽ nhanh khỏi hơn nhưng có thể có một số tác dụng phụ đối với sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, buồn ngủ... Vì vậy, khi dùng thuốc Tây để chữa viêm họng mãn tính thì bạn nên uống sau khi ăn no, uống nhiều nước để hạn chế ảnh hưởng đến dạ dày. Và một chú ý quan trọng nữa là bạn không được tự ý dùng thuốc mà cần phải dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ để tránh những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.

 

Một số biện pháp chữa viêm họng mãn tính khác

Ngoài việc dùng các loại thuốc chữa viêm họng trên, thì trong ngành y tế vẫn còn có một số biện pháp chữa viêm họng không cần dùng thuốc khác như đốt hạt hay nạo VA. Tuy nhiên các biện pháp này thường tốn kém chi phí và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, vì thế bạn nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn chữa viêm họng bằng phương pháp này.

Trên đây là một số loại thuốc chữa viêm họng mãn tính hiệu quả nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Bệnh viêm họng nhìn ngoài thì đơn giản, nhưng nếu để biến chứng thành mãn tính, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bạn với các triệu chứng vô cùng khó chịu. Vì vậy khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi thăm khám để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, và tốn nhiều chi phí thời gian để điều trị

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • cách chữa bệnh viêm họng hạt mãn tính
  • cách chữa bệnh viêm họng nhanh nhất
  • triệu chứng viêm họng
  • viêm họng là gì
  • tác dụng của viêm họng
  • thuốc điều trị viêm họng
  • giá đỗ trị viêm họng
  • đau họng

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Một số loại thuốc tây chuyên dùng để chữa bệnh viêm họng

Với thời tiết thay đổi thường xuyên và môi trường ô nhiễm ngày càng nặng, bệnh viêm họng đã trở thành một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến ở nước ta. Người bệnh bị viêm họng sẽ phải đối mặt với các triệu chứng vô cùng khó chịu như ngứa rát cổ, đau họng, sốt,....

Bệnh viêm họng nhìn qua tưởng là một căn bệnh rất bình thường, nhưng nếu không kịp thời chữa trị, bệnh có thể có thể có những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, và còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác.  Việc chữa trị viêm họng không khó nhưng bạn cần phải thực hiện kịp thời nếu không bệnh rất dễ chuyển thành dạng mãn tính. Để điều trị viêm họng, bạn có thể dùng thuốc Tây hoặc dùng các bài thuốc chữa viêm họng trong dân gian. Với những người không có điều kiện để dùng thuốc dân gian thì việc dùng thuốc Tây là tiện lợi nhất. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các loại thuốc Tây chữa viêm họng mà bạn có thể sử dụng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số loại thuốc Tây chữa viêm họng mà bạn có thể sử dụng.

 


1. Các loại thuốc kháng sinh trị viêm họng

-Thuốc kháng sinh sử dụng để uống: Các loại thuốc kháng sinh dùng đường uống để chữa viêm họng có thể sử dụng là penicillin, amoxilin, roxithromycin... Thuốc kháng sinh có tác dụng hạn chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên khi dùng kháng sinh để chữa viêm họng thì bạn cần làm theo hướng dẫn của bác sỹ để tránh tác dụng phụ của thuốc và hơn nữa không phải loại viêm họng nào cũng có thể dùng kháng sinh để chữa được.

-Thuốc tiêm kháng sinh: với những người bị viêm họng mãn tính thì thuốc tiêm có tác dụng khá tốt. Kháng sinh dạng này được tiêm vào tĩnh mạch, có tác dụng chữa các triệu chứng của bệnh viêm họng.

-Thuốc kháng sinh đặc trị tại chỗ: các loại thuốc kháng sinh đặc trị tại vị trí viêm như thuốc xịt hay thuốc ngậm. Những loại thuốc này thường có tác dụng tức thời trong việc giảm đau và giảm viêm nhưng hiệu quả thì không bằng thuốc tiêm hay thuốc uông.
2. Thuốc làm tiêu đờm

 

Với những trường hợp viêm họng có kèm theo nhiều đờm thì bạn có thể dùng các loại thuốc tiêu đờm để hỗ trợ thêm cho việc điều trị bệnh. Thuốc làm loãng dịch, tiêu đờm được sử dụng trong trị viêm họng là alphachymotrypsin.

3. Các loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng.

Khi bị viêm họng thì các loại thuốc kháng viêm, chống di ứng là rất cần thiết để kìm hãm sự phát triển của bệnh. Thuốc kháng viêm thường được dùng trong trị viêm họng là corticoid, histamine.

Trên đây là thông tin về một số loại thuốc tây được sử dụng trong việc điều trị viêm họng. Các bạn chú ý, tuy đây đều là các loại thuốc được sử dụng thường xuyên, nhưng các bạn cần phải sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, tránh tự ý sử dụng tại nhà.

Từ khóa liên quan:
  • cách chữa bệnh viêm họng hạt mãn tính
  • cách chữa bệnh viêm họng nhanh nhất
  • chữa bệnh viêm họng
  • cách điều trị bệnh viêm họng
  • thuốc điều trị viêm họng
  • viêm họng keo dai
  • viem hong hat co nguy hiem
  • hinh anh viem hong hat

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Trị viêm họng cho bà bầu như thế nào

Bệnh viêm họng là một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến ở nước ta. Khi bạn bị bệnh, các triệu chứng vô cùng khó chịu của bệnh sẽ xuất hiện, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Bệnh sẽ trở nên càng nguy hiểm hơn với các bà bầu





Khi mang thai người mẹ không những phải chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình mà đồng thời còn phải bảo vệ sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Thời kì mang thai nếu không cẩn thận người mẹ sẽ mắc các bệnh về đường hô hấp, như cảm cúm, viêm họng… tuy đây là những bệnh thông thường hay gặp, chỉ cần uống vài liều thuốc là khỏi thế nhưng đối với người mẹ thì viêm họng điều trị thế nào cho an toàn thì đó là cả một vấn đề dài. Bởi vì trong thời kì mang thai thì các bà mẹ luôn được khuyến cáo là không nên dùng thuốc kháng sinh, thay vào đó những bài thuốc dân gian sẽ giúp các mẹ thoát khỏi tình trạng viêm họng một cách an toàn nhất. Sau đây là các bài thuốc dân gian giúp trị viêm họng cho bà mẹ mang thai một cách vô cùng hiệu quả mà các chị em có thể tham khảo nhé.

Bài thuốc dân gian trị viêm họng cho bà bầu

Đối với chị em phụ nữ khi mang thai thường được hạn chế sử dụng các loại thuốc tây vì các loại thuốc tây có thể tác động làm rối loạn hình thành và phát triển của thai nhi vì thế nên việc áp dụng bài thuốc dân gian trị viêm họng cho bà bầu là một trong những phương pháp an toàn hàng đầu mà các mẹ có thể tham khảo để khắc phục căn bệnh này nhé!

Gừng, chanh và mật ong trị viêm họng khi mang thai

Cách sử dụng như sau: Chị em có thể lấy 1 thìa nước gừng và 1 thìa mật ong trộn với nhau. Sau đó, các mẹ ăn hỗn hợp nước gừng và mật ong, rồi uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng nhé. Ngoài cách trên các mẹ cũng có thể áp dụng thêm một phương pháp nữa đó là dùng 1 cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đêu lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Ngày 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng. Cần thực hiện đều đặn để bài thuốc tác động tới cơ thể một cách tốt nhất nhé!



Chanh và muối giúp trị viêm họng khi mang thai

Cách làm như sau: bạn thái quả chanh thành những lát nhỏ, sau đó trộn với muối hạt và ngậm khi mới bị viêm họng. Bà bầu bị viêm họng nên cố gắng ngậm ít nhất 5 lần mỗi ngày nhé. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể hòa chanh với nước muối rồi uống cũng giúp khắc phục bệnh viêm họng rất hiệu quả. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng là cách trị viêm họng hiệu quả đấy.

Cà rốt và mật ong trị viêm họng khi mang thai

Mật ong có tính kháng khuẩn rất cao,vì thế bạn có thể kết hợp tính kháng khuẩn và làm dịu của mật ong với cà rốt để giảm tình trạng viêm họng một cách an toàn nhất có thể.

Cách làm: Đơn giản bạn chỉ cần lấy củ cà rốt, rửa sạch, gọt hết vỏ rồi ép lấy nước. Sau đó cho 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước cà rốt quấy đều lên. Pha công thức trên theo tỷ lệ 1:1 với đun nước sôi để nguội và dùng để súc miệng, họng. Mỗi lần súc khoảng 5 phút 1 lần và làm liên tục vài lần thì bệnh sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

Việc sử dụng nguyên liệu bột nghệ trị viêm họng khi mang là một phương pháp không phải chị em nào cũng biết. Các mẹ có thể sử dụng bột nghệ để trị viêm họng như sau: Dùng 1 thìa bột nghệ pha với nước nóng cho thêm một ít muối vào. Khấy đều hỗn hợp và uống. Làm liên tục cách này trong vòng 3 ngày liên tục sẽ nhật thấy công dụng trị viêm họng vô cùng hiệu quả. Đối với trường hợp vừa bị viêm họng lại kèm theo ho thì các mẹ có thể pha thêm một thìa bột nghệ vào cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.
Quất xanh, mật ong bài thuốc trị viêm họng cho bà bầu hiệu quả
Cách làm như sau: Các bạn mua một ít quất còn xanh vỏ, về ngâm muối rửa sạch rồi dùng dao cắt đôi quả quất ra, sau đó cho vào bát nhỏ trộn thêm 2 thìa mật ongvà hấp vào nồi cơm khi đang sôi. Cách tốt nhất là mỗi bữa cơm các mẹ hấp 1 bát như vậy nhé, có thể nhâm nhi cả buổi luôn, đỡ nhiều lắm các chị em nhé.

Trên đây là một số phương  pháp điều trị viêm họng cho bà bầu mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Mong rằng với hướng dẫn này, các bạn có thể hiểu thêm về bệnh viêm họng cũng như cách điều trị bệnh tốt nhất cho bà bầu. Sức khỏe của bà bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bào thai trong bụng, vì vậy các mẹ chú ý phát hiện bệnh sớm và điêu trị dứt điểm nhanh nhất nhé.

Chúc các bạn sớm khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • bà bầu bị đau họng nên uống gì
  • bà bầu bị sốt và viêm họng
  • bà bầu viêm họng có đờm
  • bà bầu bị viêm họng sổ mũi
  • bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm
  • bà bầu bị viêm họng nên ăn gì
  • bà bầu bị đau họng và nghẹt mũi
  • bà bầu đau hông

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Một số bài thuốc dân gian chữa dứt điểm viêm họng hạt

Các bài thuốc dân gian luôn được lưu truyền từ đời nay sang đời khác, và chúng được đưa ra không có mục đích gì ngoài chữa bệnh. Các bài thuốc dân gian luôn có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh, đặc biệt là bệnh viêm họng hạt.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm họng hạt, mời các bạn tham khảo:

 

Cách chữa viêm họng hạt bằng chế độ ăn uống

Bạn có biết thức ăn hàng ngày mà bạn vẫn thường ăn thì lại có nhiều tác dụng chữa bệnh đến bất ngờ như Chanh, Rau diếp cá, Khoai tây, Cà rốt, Cần tây,...

 


Chanh chữa viêm họng hạt hiệu quả:

Đầu tiên bạn phải vắt chanh vào cốc nước và đun nóng lên. Sau đó uống theo từng ngụm nhỏ. Cứ mỗi 30 phút bạn phải súc họng 1 lần.

Khoai tây ép nước dùng chữa viêm họng:

Đây là cách đơn giản cho bạn bị viêm họng dùng để bảo vệ khoang họng với nước ép khoai tây tươi vào mỗi sáng. Chỉ cần ép nước khoai tây tươi và súc miệng 3 lần mỗi ngày.

Rau diếp cá cách chữa viêm họng hạt dứt điểm:

Cho rau diếp cá vào xay nhuyễn, rây lọc lấy nước. Sau đó hòa nước rau diếp cá với nước gạo đặc. Tiếp theo đun sôi nước hỗn hợp này và dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 75ml sẽ cho kết quả khả quan.

Cần tây:

Đây có lẽ cách chữa trị viêm họng hạt hữu hiệu nhất được khuyên dùng. Chuẩn bị khoảng 50gram cần tây tươi giã nát lấy nước cốt. Sau đó bạn cho một ít muối vào nước cốt. Bạn ngậm vào khoang miệng và nuốt từ từ xuống. Hiệu quả được kiểm chứng sau 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Phòng ngừa bệnh viêm họng hạt từ dân gian

Cà rốt:

Chuẩn bị cà rốt ép với nước khoảng 100ml + thêm 3 muỗng mật ong sau đó khuấy đều lên. Tiếp đó lấy 100ml nước lọc đổ vào hỗn hợp cà rốt ép đem đun sôi và dùng súc miệng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 phút.

Chú ý kết hợp lao động và nghỉ ngơi phòng tránh bị lạnh, thời gian cấp tính phải nằm nghỉ, những người thường xuyên phải tiếp xúc với bụi phấn hoặc những nơi hóa học, phải đeo khẩu trang, mặt nạ để bảo vệ.

Bình thường có thể uống nước muối nhạt để súc miệng rửa họng, ăn những vật dễ tiêu, đảm bảo đại tiện thông thoát.

Kiêng ăn những thực phẩm kích thích quá nóng, quá lạnh như thuốc lá, rượu, ớt.
Chú ý vệ sinh vòm miệng, cần có tập quán ăn xong thì súc miệng, để tránh vi trùng sinh trưởng.
Những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt giảm hỏa làm nhờn phổi thận như rau dền, mật ong, cà, dương đào, chanh, quả xanh, rau câu, củ cải vừng, lê, mã thày, rễ cây lau, mía…
Luôn luôn làm không khí trong phòng thông thoáng sạch sẽ.
Không nên nói chuyện lâu, càng kiêng hò hét to.

Trên đây là một số bài thuốc dân gian giúp cho việc chữa dứt điểm viêm hong hạt. Các bài thuốc này vô cùng dễ tìm nguyên liệu, và chế biến, vì vậy hy vọng bạn có thể tìm được bài thuốc phù hợp với bản thân, để có thể hỗ trợ điều trị giúp cho bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • triệu chứng viêm họng cấp tính
  • viêm họng cấp tính ở trẻ
  • bệnh viêm họng cấp tính
  • bị viêm họng cấp tính
  • triệu chứng bệnh viêm họng
  • viêm họng cấp ở người lớn
  • viêm họng cấp ở trẻ em
  • kháng sinh điều trị viêm họng

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Hiểu về viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính là biến chứng lên từ bệnh viêm họng, một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay. Bệnh được mô tả như là tình trạng quá phát của niêm mạc, từ đó gây rạ các triệu chứng như vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng, dẫn đên ho và khạc ra đờm liên tục.

 

Nguyên nhân viêm họng mãn tính:

- Nhiễm khuẩn tái phát đi tái phát lại của vùng mũi họng như viêm họng, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là nguyên nhân thường gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lypho ở thành họng.

- Viêm amiđan mạn tính và nhiễm trùng răng lợi gây đau họng.

- Ô nhiễm môi trường, khói bụi, khói công nghiệp, khói thuốc lá,… cũng gây viêm họng mạn tính.

- Thở bằng miệng: không khí thở trực tiếp vào miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ nhiễm khuẩn họng. Nguyên nhân thở bằng miệng thường là: Tắc mũi: do polyp mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, quá phát cuốn mũi, vẹo vách ngăn mũi hoặc u vùng mũi; tắc ở vùng vòm họng (do u vòm hoặc VA quá phát); do vẩu răng, làm môi khép không kín,…

- Yếu tố cơ địa: thể địa dị ứng, suy gan, đái đường,…

Bệnh viêm họng mạn tính gồm 4 thể:
Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần: Niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.

Viêm họng mạn tính quá phát: Niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”. Thể này gọi là viêm họng hạt.

Viêm họng mạn tính xuất tiết: Thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.

Viêm họng mạn tính teo: quá phát lâu ngày chuyển sang teo. Niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Tiết nhầy khô lại biến thành vảy dính vào niêm mạc.

Điều trị viêm họng mạn tính:



- Khi xác định được nguyên nhân gây viêm họng mạn tính cần phải điều trị loại trừ hết nguyên nhân gây bệnh.

- Cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA nếu có.

- Giải quyết sự lưu thông của mũi: dị hình vách ngăn, polyp mũi, thoái hóa cuốn mũi dưới.

- Loại bỏ các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh nơi khói bụi.

- Hạn chế nói để giảm thiểu khó chịu và những thay đổi của giọng nói. Súc họng vệ sinh thường xuyên.

- Súc họng hoặc khí dung nước muối ấm vào buổi sáng làm giảm khó chịu cho vùng họng.

- Điều trị dị ứng (nếu do thể địa).

- Cùng với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần nhỏ mũi, rửa mũi ngày 2 - 3 lần. Người bệnh cần đến các chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và có cách điều trị hợp lý.

Phòng tránh bệnh viêm họng mạn tính:

 

- Tránh hút thuốc và uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.

- Tránh những nơi khói bụi, ô nhiễm, khí độc hại.

- Tránh thói quen ăn uống không tốt.

- Nâng cao thể trạng: cho uống các vitamin A, D, uống nươc suối, nước khoáng.

Với những thông tin chi tiết về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng tránh,... mà chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm họng mãn tính này. Viêm họng mãn tính để điều trị được dứt điểm hoàn toàn, cần một quá trình điều trị và cố gắng dài lâu, vì vậy bạn cần phải kiên trì phối hợp điều trị thuốc cùng với kết hợp các biện pháp hỗ trợ mà chúng tôi đã đề cập ở trên.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • viêm họng mãn tính có nguy hiểm không
  • trieu chung viem hong man tinh
  • viêm họng mãn tính kiêng gì
  • viem hong man tinh uong thuoc gi
  • hình ảnh viêm họng hạt
  • chữa viêm họng hạt mãn tính bằng thuốc nam
  • viêm họng cấp
  • triệu chứng viêm họng

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Chữa trị viêm họng cho trẻ sơ sinh

Bệnh viêm họng là một trong những căn bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Các bậc phụ huynh thường coi nhẹ việc chữa trị bệnh này, mà không biết rằng, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Trong bài hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số cách chữa trị viêm họng cho trẻ sơ sinh hiệu quả, mời các bạn tham khảo:



Cách chữa trị viêm họng cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị viêm họng thường có một số dấu hiệu điển hình như trẻ sốt cao, người mệt mỏi, đau rát họng dẫn tới chán ăn, bỏ bú... Thông thường viêm họng ở trẻ chỉ kéo dài 1 vài ngày, tuy nhiên bệnh cũng rất dễ tái phát và sỉnh ra nhiều biến chứng như viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa hay cả viêm màng não rất nguy hiểm nếu không có những biện pháp chữa trị sớm và thích hợp.
Chữa trị viêm họng cho trẻ sơ sinh

Khi thấy trẻ sơ sinh có các dấu hiệu của bệnh viêm họng, các bạn không cần quá lo lắng mà hãy cặp sốt cho bé. Nếu bé sốt dưới 38,5 độ tức là bệnh chưa nặng, mẹ có thể lau mát hạ sốt, cho bé bú thêm sữa và uống thêm nước. Bổ sung thêm các loại vitamin C trong hoa quả cho trẻ. Nếu bé sốt 38,5 độ trở lên thì nên đưa bé tới bệnh viện hay các cơ sở y tế để thăm khám và có liệu pháp điều trị hiệu quả.

Bệnh viêm họng ở mỗi trẻ lại có diễn tiến khác nhau, nhiều bé tuy không bị sốt cao miên man nhưng lại sưng tấy ở khoang miệng gây đau đớn, khiến miệng không thở ra được và bé thở một cách khó khăn. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này ở bé cần đưa bé đi khám ngay để chữa trị sưng khoang miệng, bảo vệ sức khỏe cho bé và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Khi bé bị viêm họng tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ cho bé uống. Khi chưa rõ nguyên nhân gây viêm nếu sử dụng thuốc bừa bãi có thể khiến bệnh nặng và khó chữa trị hơn, đồng thời kháng sinh cũng gây hại cho chức năng gan thận của bé.
Cách chăm sóc trẻ viêm họng

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng mẹ cần cho bé bú nhiều hơn, nếu họng của bé sưng đau làm bé bú ít thì mẹ có thể giảm lượng sữa mỗi lần bú, thay vào đó là tăng số cữ cho bé bú nhiều hơn. Với những bé ở tuổi ăn dặm thì thực đơn ăn hàng ngày của bé cần nghiền nhỏ hơn bình thường, cháo nấu cũng loãng hơn để bé dễ nuốt và tiêu hóa dễ dàng hơn.

 


Tùy theo cơ địa và sức đề kháng của mỗi bé mà viêm họng có thể kéo dài vài ngày tới một tuần. Vậy nên tốt nhất là các mẹ cần chăm sóc kỹ và đảm bảo cho trẻ sơ sinh một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Cho trẻ uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ để hạ sốt an toàn cho bé. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng, dễ ăn và dễ hấp thu. Nếu trẻ sốt cao kéo dài cần đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị.

Việc chữa trị viêm họng cho trẻ sơ sinh không hề khó, chỉ cần các bố mẹ kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ thì chắc chắn bệnh của bé sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Bệnh viêm họng nhìn ngoài thì có vẻ đơn giản, nhưng việc chữa bệnh cũng cần các vị phụ huynh phải đầu tư nhiều công sức và thời gian để có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh cho các bé. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh viêm họng, các vị không nên tự chữa trị tại nhà mà nên đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám, và được hướng dẫn phương pháp chữa trị hiệu quả và triệt để nhất, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm cho các bé.

Từ khóa liên quan:
  • viem hong o tre em uong thuoc gi
  • viem hong o tre so sinh
  • viem hong o tre em 3 tuoi
  • trẻ em viêm họng sốt cao
  • viem hong o tre 2 tuoi
  • viem hong o tre 6 thang tuoi
  • viem hong o tre so sinh 2 thang tuoi
  • sốt viêm họng kéo dài bao lâu

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Một số mẹo chữa viêm họng tại nhà

Mùa đông đến là lúc các căn bệnh viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm họng và một số bệnh đường hô hấp khác nữa đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ. Trong đó, viêm họng là một trong những bệnh thường gặp và phổ biến nhất. Người bệnh mắc phải bệnh viêm họng thường coi nhẹ việc chữa trị bệnh vì nghĩ rằng nó là một căn bệnh không nguy hiểm. Nhưng thực chất, nếu bạn không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về hô hấp.

 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số mẹo chữa bệnh ngay tại nhà khi mới chớm phát hiện bệnh, mời các bạn tham khảo:

- Trà gừng và mật ong cũng là giải pháp hữu hiệu trị chứng viêm rát cổ họng. Bạn cũng có thể ngậm gừng với mật ong bằng cách giã dập gừng, sau đó lấy một thìa mật ong trộn với gừng và ngậm. Sau đó hãy từ từ nuốt, cổ họng của bạn chắc chắn sẽ dịu đi.

- Súc miệng bằng nước muối ấm: Bệnh viêm họng chủ yếu do các vi khuẩn gây ra nên việc làm sạch khoang miệng và vòm họng có vai trò quan trọng trong việc điều trị chứng viêm họng. Từ lâu, dân gian ta đã sử dụng nước muối ấm để chữa bệnh viêm họng vì nước muối có tính sát khuẩn cao. Nước muối nên pha vừa miệng, sau khi súc sạch khoang miệng nên ngửa cổ ra sau để nước muối xuống họng. Mỗi ngày bạn có thể súc 3-4 lần.

 


- Bạn còn có thể dùng lá tía tô, chữa bệnh viêm họng bằng cách rửa sạch và vắt lấy nước uống. Theo Đông y, lá tía tô có vị ấm, thường dùng trong điều trị cảm mạo dân gian.

- Súc miệng nước muối 3- 4 lần/ ngày.

– Súc miệng bằng dấm táo: Trong dấm táo có chứa axit acetic, axit malic, nồng độ enzyme cao nên giúp cơ thể bài trừ các vi khuẩn. Hơn nữa, trong dấm táo có chứa nhiều muối khoáng giúp khử độc tố trong cơ thể nên có thể trị bệnh viêm họng nhanh chóng.

– Dầu đinh hương cũng là một phương thuốc hữu dụng để chữa ho khan và viêm họng. Ngoài ra, dầu đinh hương còn được dùng để giảm đau, và có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể.

– Ngậm hỗn hợp quất, mật ong: Nếu có các triệu trứng như đau họng, sổ mũi, cảm cúm, bạn hãy trộn hỗn hợp quất, mật ong rồi hấp vào nồi cơm nóng 15 phút. Lấy hỗn hợp ngậm 3-4 lần/ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau họng rõ rệt.

– Uống trà gừng: Gừng có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, long đờm, giảm ho, hạn chế chất nhờn gây tắc mũi.

 


– Ngoài ra bạn có thể sử dụng súp gà để thay thế cho tỏi. Trước tiên hãy ninh nhừ gà để lấy nước cốt gà, giữ lại cả phần da gà và thêm tỏi nguyên chất vào nước cốt.

Trên đây là một số mẹo chữa viêm họng tại nhà hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vong với các mẹo vặt này, bạn có thể dễ dàng chữa được khỏi bệnh viêm họng ngay khi phát hiện bệnh mà không cần phải sử dụng thuốc hay đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Nhưng nếu thấy bệnh không thuyên giảm thì bạn nhớ phải đi khám ngay nhé, tránh bệnh phát triển lên giai đoạn nguy hiểm hoặc mãn tính.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • viêm họng kéo dài
  • viêm họng hạt
  • viêm họng cấp
  • chữa viêm họng
  • viêm amidan
  • viêm họng hạt mãn tính
  • viêm họng uống thuốc gì
  • viêm họng đau tai

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Viêm họng nên ăn và không ăn gì ?

Mùa đông là điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển của bệnh viêm họng. Vì căn bệnh này vô cùng phổ biến, nên nhiều người bệnh xem thường việc điều trị bệnh, dẫn đến bệnh trở thành mãn tính hay có một số biến chứng nguy hiểm. Việc ăn uống hàng ngày của bạn cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh, có loại giúp bệnh nhanh chóng khỏi hơn, cũng có loại làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.



Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn một số món bạn nên ăn và một số món nên hạn chế khi bạn đang mắc bệnh viêm họng.

KHÔNG NÊN

Món nướng, chiên:
Hai món không thích hợp với người viêm họng là món nướng và chiên. Nhất là với người già, người bị viêm amydan thể phì đại. Vì triệu chứng của những người này đau là chủ yếu. Nuốt nước bọt không cũng đau.

Các món cứng như nướng, chiên sẽ đi nguyên xi cả khối vào trong họng. Ngay cả khi đã được nhai nhưng chúng vẫn còn những thành cạnh rất cứng và sắc. Khi nuốt vào dạ dày, những thành cứng này sẽ cọ xát va chạm với thành họng làm cho bạn sẽ rất đau. Thậm chí chúng còn làm xước và làm tổn thương bề mặt, không có lợi cho sự hồi phục.

Các món trong nhóm này là thịt nướng, thịt xiên, thịt quay, tôm rán, cá rán.

Món cay:

 

Món cay là món có vị cay, rất có tác dụng đưa đẩy, có lợi cho tiêu hóa. Nhưng lại không có lợi với người viêm họng cấp. Lý do là vì viêm họng làm rát đỏ toàn bộ họng. Tùy vào từng thể bệnh và từng người, có người rát nhiều, có người rát ít, có người không rát. Nhưng chắc chắn có người viêm họng như rát đau hết cả họng. Ăn món cay như ớt, tiêu, gừng thì thực báo hại. Sẽ làm cho họng cảm thấy bị rát sưng lên bội phần. Bạn sẽ thấy nóng khó chịu và bệnh tình như nặng hơn. Về bản chất, các món cay này làm nóng đỏ phần viêm, chỉ làm nặng thêm cảm giác mà thôi.

Các món này là ớt cay, nhất là ớt bé dạng ớt chỉ thiên, hạt tiêu đen, gừng, xả.

Thức uống có cồn:

Bạn nên bỏ ngay quan điểm là rượu có cồn, cồn có tính sát khuẩn thì sẽ sát trùng họng. Thực tế, nhiều loại viêm họng do virút. Thứ hai, sự uống rượu không đủ nồng độ cồn để sát khuẩn. Ngược lại chúng chỉ làm tai hại thêm.

Hại thêm ở điểm, thức uống có cồn gây ra cảm giác nóng rát. Uống vào sẽ làm tăng độ rát ở họng. Thức uống có cồn sẽ gây ra các thay đổi đột ngột nhiệt độ như uống bia lạnh, rượu lạnh. Chúng càng làm cho viêm họng diễn tiến nặng hơn. Người say rượu bia, cơ hô hấp trên thường mất kiểm soát, dịch tiết ra nhiều, khi ngủ phải há miệng ra để thở. Không khí thở không đi qua mũi mà đi thẳng qua miệng, không được lọc, không được làm ấm hay làm ẩm sẽ gia tăng mức độ viêm họng hơn. Vì thế nên tránh.

Món đặc, tắc:


Các món đặc, tắc cũng không thích hợp với người viêm họng. Vì họng bị viêm sẽ nổi xù xì, gồ ghề tạo thành các vết lồi lõm khác nhau. Khi ăn các món đặc, tắc, chúng dễ bị kẹt lại. Có hai khả năng xảy ra, họng của bạn bị các thực phẩm này vương lại. Sự tồn dư của thực phẩm sẽ kích thích gây ho. Mặt khác, những món đặc tắc khó nuốt. Khi bị viêm amydal hoặc viêm vòi nhĩ, sự đặc, tắc càng làm khó nuốt hơn. Kết quả, viêm họng ngày càng tồi tệ và các cơn ho kéo đến nhiều hơn.

Các món có đặc điểm tắc, đặc là lòng đỏ trứng, súp khoai tây, súp khoai môn, xốt có bột đao.

NÊN DÙNG

Thực phẩm có kẽm:

 

Kẽm là nguyên tố vi lượng đa tác dụng. Chúng ta thường nghe thấy kẽm có tác dụng với sức mạnh sinh dục đàn ông. Đúng là như vậy, nhưng chưa đủ. Kẽm còn là nguyên tố vi lượng làm tăng cao sức khỏe đề kháng, nhất là những trường hợp bị nhiêm virút. Vì thế, tranh thủ ăn các thực phẩm có kẽm khi bị viêm họng, bạn sẽ thấy rất có lợi.

Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm: sò, ngao, củ cải trắng, nướt cốt dừa.

Thực phẩm có vitamin C:


Thực phẩm có vitamin C rất hữu ích. Vitamin C tăng khả năng thải độc cho gan, nên sẽ loại bỏ các chất có hại của phản ứng viêm họng gây ra. Vitamin C có tác dụng làm mát, nên sẽ xoa dịu sự rát ở họng. Vitamin C còn làm tăng sức đề kháng chung của cơ thể, nên sẽ giúp bệnh được đẩy lùi

Món nhiều C là các loại hoa quả tự nhiên. Cam, chanh, bưởi, ổi, táo, xoài, dứa, măng cụt rất giàu vitamin C. Hãy tránh thủ ăn các thực phẩm này. Vitamin C tự nhiên tốt hơn nhiều vitamin C trong các chế phẩm dược phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Đau họng thì nên xay ra để ăn sẽ ăn được nhiều và dễ ăn hơn.

Mật ong:

 

Mật ong thực thích hợp cho người bị viêm họng. Không gì tốt hơn bằng mỗi sáng dậy, bạn bị viêm họng bạn chỉ cần ăn một thìa nhỏ mật ong nguyên chất. Sẽ rất có lợi. Nhưng nhớ là mật ong chuẩn chứ không phải mật ong pha


Mật ong thích hợp bởi vì mật ong làm dịu, sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn rát cổ họng. Mật ong có tính kháng khuẩn, nên có lợi để đề kháng vi khuẩn và virút. Mật ong lại có tính sinh miễn dịch, nên có lợi để tạo sức đề kháng khỏe. Với những tác dụng như vậy, khuyên nên ăn mật ong thực thích hợp.

Giấm táo:

Giấm táo là một loại thực phẩm nên cho vào danh sách của người bị viêm họng. Giấm táo có tính chua, vì thế có tác dụng diệt khuẩn hoặc ức chế vi khuẩn. Giấm tạo lại kích thích tăng sinh miễn dịch, nên có lợi để ngừa bội nhiễm. Những người bị viêm họng mạn tính rất thích hợp với món này.

Bạn có thể sử dụng giấm táo vào trong thực phẩm, các món nấu, món canh, món mì. Hoặc bạn cũng có thể dùng dưới dạng pha với mật ong: 2 thìa giấm táo + 1 thìa mật ong. Chia 2 lần, ăn sáng 1 lần và ăn tối 1 lần rất ổn.

Món trơn, mát:
Viêm họng có đặc tính là nóng rát. Lại có thêm triệu chứng đau khi nuốt khi nói. Vì thế, những món làm dịu cơn đau rát rất hữu ích. Nếu như chúng đã mát lại trơn tuột, dễ ăn, giảm cọ xát cơ học thì thích hợp không gì sánh. Những món canh trơn mát là thích hợp.

Khi bị viêm họng, nên ăn các món canh thanh mát như mùng tơi, rau đay, rau lang, bầu bí, mướp,...

Ích lợi của những món canh này làm bạn dịu cơn rát sâu trong cổ họng. Món canh này cũng rất dễ ăn, dễ nuốt, không làm bạn khó chịu khi ăn hoặc khi nhai. Món ăn trơn nên không làm tổn thương cơ học bề mặt, giúp họng bạn cảm thấy nhẹ nhàng hơn.

Món trơn mát thường là canh mùng tơi, rau đay, rau sâm, rau lang, bầu, bí, mướp. Rất có lợi.

Bạc hà:

 

Bạc hà có tác dụng làm thông các niêm mạc tiết đầy dịch. Nếu bạn viêm họng có kèm theo ho, viêm họng có kèm theo đờm, viêm họng có kèm theo ngứa và viêm họng có kèm theo sổ mũi thì bạc hà là một lựa chọn.

Bạn đừng có ăn bạc hà không mà nên sử dụng bạc hà dưới dạng kẹo ngậm bạc hà. Một ngày chỉ cần chừng 2-3 viên, bạn sẽ thấy dịu họng ngay tức khắc. Nếu bạn đang bị sổ mũi, bạc hà cũng rất có ích lợi. Vì ngay tức khắc, loại thảo dược này làm co mạch và thông mũi ngay tức khắc. Không thích hợp cho người viêm họng đang giai đoạn đỏ rát đau.

Trên đây là bản danh sách các món nên ăn và không nên ăn khi bạn đang bị viêm họng mà chúng tôi muốn chia sẻ. Với bản danh sách này, mong rằng bạn có thể lựa chọn cho mình các thực đơn phù hợp cho bản thân khi đang bị viêm họng, để hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất, tránh ăn phải những món ăn khiến cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • đau họng nên làm gì
  • bị viêm họng làm sao hết
  • viêm họng uống thuốc kháng sinh gì
  • đau họng uống thuốc gì nhanh khỏi
  • chữa bệnh viêm họng
  • bệnh viêm họng và cách điều trị
  • thực phẩm trị đau họng
  • tre bi viem hong nen an gi

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Cách chữa viêm họng hạt bằng súc miệng nước muối

Bệnh viêm họng hạt rất dễ xảy ra khi mà thời tiết thay đổi, kéo theo đó là những triệu chứng vô cùng khó chịu đối với người bệnh. Súc miệng bằng nước muối là một trong những phương pháp chữa trị vô cùng hiệu quả và dễ dàng thực hiện đối với người bệnh bị viêm họng hạt.




Nước muối để ngậm cần có độ mặn tương đương với nước canh và ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ, khiến bạch cầu đến đây nhiều hơn. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.

Biểu hiện của bệnh viêm họng hạt (viêm họng mạn tính) là cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên (nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy). Nhiều người bệnh do ngứa họng nên hay khậm khạc, dặng hắng. Khám tại chỗ thấy thành bên họng hơi đỏ, thành sau họng có những hạt trắng. Khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút (do nhiễm virus, làm việc căng thẳng, thay đổi thời tiết), bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc...)

Viêm họng hạt đến nay vẫn được coi là một bệnh khó điều trị dứt điểm. Các phương pháp điều trị tích cực như đốt lạnh (dùng nitơ lỏng), khí dung kháng sinh tại chỗ... không cho kết quả lâu dài. Để giảm bớt triệu chứng và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng, nên áp dụng một phương pháp đơn giản mà hiệu quả: súc họng bằng nước muối loãng.

Cách súc họng




Trước tiên, cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối đã pha trong khoảng 30 giây. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới súc họng.

Ngồi dựa lưng vào thành ghế, cổ ngửa ra sau đến mức tối đa. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn (có thể hình dung lúc súc họng là khi ta đang phát âm o, a hoặc ê). Sau khi đẩy hơi hết, ngồi lại tư thế bình thường, nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần nữa với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.

Cứ 3 giờ súc họng một lần. Nếu họng đang viêm cấp, khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn. Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.

Kết quả của việc súc họng nước muối sẽ được thấy rõ sau khoảng vài ngày, đặc biệt đối với những bệnh nhân đang ở đợt cấp. Việc điều trị kháng sinh phối hợp là điều không cần thiết đối với viêm họng mạn. Nhưng nếu đang có đợt cấp, kháng sinh sẽ làm bệnh lui nhanh hơn.

Với phương pháp chữa viêm họng hạt bằng súc miệng nước muối vô cùng đơn giản này, hy vọng bạn có thể sớm điều trị dứt điểm căn bệnh này. Ngoài súc miệng nước muối, bạn nên kết hợp với điều trị bằng thuốc do bác sĩ kê đơn để bệnh có thể được chữa khỏi nhanh và triệt để nhất.

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • viêm họng hạt mãn tính có nguy hiểm không
  • cách chữa viêm họng hạt dứt điểm
  • chữa viêm họng hạt bằng gừng
  • cách chữa viêm họng hạt dân gian
  • cách chữa viêm họng mãn tính
  • viêm họng hạt triệu chứng
  • cách chữa viêm họng nhanh nhất
  • chữa viêm họng hạt mãn tính bằng thuốc nam

Thứ Hai, 18 tháng 1, 2016

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng

Thời tiết nóng ẩm và thay đổi thất thường ở nước ta rất dễ gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm họng. Có thể chia viêm họng thành hai dạng: viêm họng cấp và viêm họng mạn. Bệnh viêm họng nếu bạn chữa trị không kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bản thân.
 


Người bị viêm họng cấp có biểu hiện đau mỏi người, sốt, mũi khô rát, họng đau, nuốt vướng, giọng khàn. Đối với người bị viêm họng mạn biểu hiện toàn thân không có gì đặc biệt nhưng người bệnh luôn thấy khó chịu ở họng, cảm giác như có vật gì đó trong họng, phải đằng hắng hay ho nhẹ mới hết khó chịu. Bệnh không quá nguy hiểm, song việc điều trị lại không đơn giản.

Có một điều cần lưu ý là khi bị viêm họng người bệnh thường tự điều trị bằng việc dùng kháng sinh, nếu chưa biết nguyên nhân gây viêm họng là do đâu thì việc dùng kháng sinh có thể làm bệnh dai dẳng. Và nguy hiểm hơn có thể gây nên kháng thuốc ở một số chủng.

Đặc biệt, khi bị viêm họng mà không điều trị triệt để, lâu ngày bệnh sẽ biến chứng rất nguy hiểm.
Những biến chứng có thể xảy ra

Nguyên nhân gây ra viêm họng cấp có nhiều, trong đó có liên cầu khuẩn tan máu nhóm A. Liên cầu khuẩn xâm nhập vào niêm mạc họng gây viêm họng. Phần kháng nguyên của vi khuẩn lưu hành trong máu, đến lắng đọng ở cầu thận, van tim, màng khớp và gây biến chứng ở các cơ quan này. Ở trẻ em, nhất là trẻ từ 5-15 tuổi, viêm họng cấp có thể gây ra một số biến chứng cần lưu ý như: viêm cầu thận cấp - là tình trạng viêm lan tỏa không nung mủ ở tất cả các cầu thận của hai thận. Bệnh diễn biến cấp tính với biểu hiện: phù, tăng huyết áp, đái máu và protein niệu.

Các triệu chứng này diễn ra điển hình, rầm rộ. Biến chứng này có thể khắc phục hoàn toàn sau 6 tuần nếu được điều trị; thứ hai là biến chứng thấp khớp cấp - là tình trạng viêm cấp tính các khớp lớn xảy ra sau nhiễm liên cầu khuẩn. Các khớp bị viêm có biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau. Thường hay bị ở khớp gối, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay. Các khớp bị viêm có hiện tượng di chuyển, khớp này bị sau đó khớp kia bị. Sau khi di chuyển thì khớp cũ không còn biểu hiện viêm. Biến chứng này nếu không được điều trị sẽ gây hỏng màng khớp và ảnh hưởng tới chức năng vận động sau này.

Tiếp theo là biến chứng thấp tim - là tình trạng viêm tim do nhiễm liên cầu khuẩn tan máu nhóm A. Viêm tim có thể xảy ra ở màng trong tim, cơ tim, màng ngoài tim hoặc viêm tim toàn bộ. Đây là biến chứng để lại hậu quả nặng nề nhất vì nó gây tổn thương van tim, màng ngoài tim. Nó là “tiền đề” cho hàng loạt các bệnh tim mạch về sau như: hẹp van tim, hở van tim, viêm màng trong tim...

Với viêm họng mạn tính, để điều trị bệnh, người ta có thể can thiệp bằng cách đốt hạt bằng muối bạc, bằng axít chromic, đốt điện, đốt bằng laser CO2 hoặc bằng nitơ bạc. Tuy nhiên các biện pháp phòng bệnh là quan trọng hơn cả.

Phòng các biến chứng xảy ra

Khi bị viêm họng cấp cần phải đến cơ sở y tế khám để biết cụ thể mức độ bệnh và có hướng điều trị, và để xác định xem viêm họng cấp đã có biến chứng hay chưa. Khi điều trị phải kiên trì, không điều trị đứt quãng, điều trị một vài ngày thấy bớt bệnh rồi ngưng không điều trị nữa.

 


Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng khi điều trị bệnh cũng quan trọng không kém. Song song với việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống dinh dưỡng tốt để có sức đề kháng chống lại bệnh tật, ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Trên đây, là một số chia sẻ của chúng tôi về những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm họng có thể xảy ra nếu bạn không điều trị kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện một số triệu chứng của bệnh, bạn nên lập tức đến thăm khám tại các cơ sở y tế, để có thể sớm có liệu trình điều trị tốt nhất.

Chúc bạn mau chóng khỏi bệnh !

Từ khóa liên quan:
  • biến chứng của viêm họng
  • biến chứng viêm họng hạt mãn tính
  • biến chứng của bệnh viêm họng hạt
  • triệu chứng viêm họng cấp tính
  • triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em
  • biến chứng viêm tụy cấp
  • triệu chứng viêm họng cấp
  • trẻ em viêm họng cấp

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Đối phó với viêm họng cấp như thế nào ?

Mùa đông đến, nhiệt độ thường xuyên thay đổi đột ngột, tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh về hô hấp, bệnh viêm họng cấp cũng nằm trong số đó. Khi bạn mắc phải bệnh viêm họng cấp thì việc kèm theo viêm VA, viêm phế quản, viêm amidan là rất dễ xảy ra.

 

Viêm họng cấp là tình trạng viêm niêm mạc họng xảy ra một cách đột ngột gây nên bởivirut (cúm, sởi, Adenovirus...), vi khuẩn (phế cầu, tụ cầu, liên cầu,Hemophillus influenzae...). Nguy hiểm hơn cả là liên cầu khuẩn nhóm A(S.pyogenes) vì nó là thủ phạm gây nên biến chứng viêm họng dẫn đến viêm khớpcấp (thấp tim tiến triển), viêm cầu thận cấp là những bệnh khá nguy hiểm hoặc viêm họng cấp do nấm (Candida). Ngoài các nguyên nhân trên phải kể đến các yếutố nguy cơ như thay đổi thời tiết (gió mùa đông bắc), lạnh quá, ẩm quá, bụi bẩn, bụi công nghiệp, khói (thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than, củi, rơm rạ) vàcó thể do tác động của rượu.

Triệu chứng bệnh


Bắt đầu sốt cao, đột ngột (39 - 40oC), ớn lạnh, kèmtheo nhức đầu, nuốt đau, đau mỏi thân mình, ăn, ngủ kém. Một số trường hợpcó hạch cổ sưng và đau. Người bệnh ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng tronghọng, khát nước, dần dần cảm giác đau rát tăng lên khi nuốt và khinói, đau lan lên tai và đau nhói khi nuốt. Có thể có nghẹt mũi (một hoặchai bên) và chảy nước mũi. Thông thường có rát họng và ho khan. Vài ba ngàysau, nếu không được phát hiện và điều trị có thể có khàn tiếng.

Khi khám sẽ thấy toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực. Màn hầu, trụ trước, trụ sau và thành sau họng phù nề, đỏ, xuất tiết. Hai amiđan sưng to, nếu viêm tái phát thì amiđan thường có hốc, có thể có mủ hoặc bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt hoặc miệng các hốc amiđan. Xét nghiệm công thức máu sẽ thấy bạch cầu tăng cao, tốc độ máu lắng tăng, chỉsố CRP (C Reaction Protein) dương tính. Xét nghiệm nhày họng, bằng phương phápnhuộm đơn thấy nhiều tế bào bạch cầu, vi khuẩn (trực khuẩn hoặc cầu khuẩn). Nhuộm bằng phương pháp gram có thể thấy cầu khuẩn gram dương (xếp đôi, hoặcthành đám hoặc đứng riêng rẽ) hoặc thấy cả xoắn khuẩn Vincent. Nếu có điều kiện nuôi cấy chất nhày họng sẽ xác định được loại vi khuẩn gây viêm họng cấp, trên cơ sở đó thực hiện kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp cho việc điều trị.

Trong trường hợp viêm họng cấp do virut cúm thì các triệu chứng khá nặng, nhức đầu, đau rát họng, xuất huyết ở thành sauhọng. Hoặc viêm họng cấp do virut APC (Adeno-Pharyngo-Conjunctival) thì xuất tiết mũi, niêm mạc họng đỏ, viêm màng tiếp hợp và sưng hạch cổ,bệnh tiế̉n triển 3 - 5 ngày. Các trường hợp viêm họng cấp do virut thì việc xác định loại virut gì còn gặp không ít khó khăn.

Bệnh viêm họng cấp khi thời tiết chuyển mùa thường diễn ra trong vòng 3 - 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng khi sức đề kháng yếu (trẻ em,người cao tuổi) thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biếnchứng như viêm tai, viêm mũi, phế quản phế viêm và trở thành viêm họng mạntính. Hoặc thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp nếu tác nhân gây bệnh là vikhuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes).

Điều trị và phòng bệnh

 

Nguyên tắc điều trị phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh, trong trường hợp xác định được vi khuẩn và có kết quả của kháng sinh đồ thì nên lựachọn kháng sinh để điều trị cho thích hợp với tuổi, tình trạng bệnh và tínhđộng học của kháng sinh. Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ địnhcủa bác sĩ khám bệnh, không tự động mua thuốc để chữa bệnh cho mình và ngườinhà. Cần bù nước và chất điện giải do sốt cao gây ra. 
Tốt nhất là uống dungdịch oresol (ORS), có thể dùng ORS cam loại 5,63g/gói cho cả người lớn và trẻem, pha 1 gói vào 200ml nước (đun sôi, để nguội). Thông thường sử dụng ORS nhưsau, trẻ nhũ nhi thì dùng 50ml/lần, 2 - 3 lần/ngày; trẻ từ 2 - 6 tuổi dùng100ml/lần, 2 - 3 lần/ngày; trẻ từ 6 - 12 tuổi dùng 150ml/lần, 2 - 3 lần/ngày.Với người lớn dùng theo nhu cầu. Thức ăn nên dùng loại mềm, nhuyễn, dễ nuốt. Cần ăn thêm rau, trái cây. Cần phải nghỉ ngơi, giữ ấm cơ thể, nhất là cổ, ngực,gan bàn chân. Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, tắm xong phải lau ngườithật khô rồi mặc quần áo sạch. Cần vệ sinh họng, miệng như đánh răng sau khiăn, trước và sau khi ngủ dậy. Nên súc họng bằng nước muối nhạt hằng ngày.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về phương pháp đối phó với bệnh viêm họng cấp. Hy vọng với những chia sẻ này, có thể giúp bạn sớm phát hiện ra bệnh để kịp thời thăm khám và chữa trị, tránh gặp phải những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Chúc bạn mau khỏi bệnh !

Từ khóa liên quan:
  • viêm họng cấp ở trẻ em
  • viêm họng cấp uống thuốc gì
  • viêm họng cấp là gì
  • triệu chứng viêm họng cấp
  • bệnh học viêm họng cấp
  • cách điều trị viêm họng cấp
  • biến chứng viêm họng cấp
  • viêm họng hạt

Một số lưu ý khi trẻ bị viêm họng

Thời tiết mưa nắng thất thường, môi trường thay đổi đột ngột, sẽ dễ dàng khiến trẻ mắc phải bệnh về đường hô hấp, trong đó có bệnh viêm họng là dễ mắc nhất. Các phụ huynh thường nghĩ căn bệnh này không nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể biến chứng sang viêm amindan hay gây tổn thương phổi.

Đối tượng dễ mắc nhất lại là trẻ dưới 5 tuổi do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu không thể chống lại được tác nhân gây bệnh. Dưới đây là một số thông tin quan trọng liên quan đến bệnh viêm họng ở trẻ mà các mẹ nên lưa tâm và cố gắng phòng tránh tốt cho con.
 


1. Triệu chứng của bệnh viêm họng

Viêm họng là tình trạng viêm (sưng) hoặc nhiễm trùng của các mô và cơ cấu trong họng của trẻ. Khi mắc bệnh này trẻ sẽ có dấu hiệu đau họng, nhức đầu,hai hạch nhân to, sần sùi, tiết dịch, hạch ở cổ và dưới hàm sưng to và đau.

Có nhiều trường hợp trẻ sẽ bị sốt khi bị viêm họng. Đối với trẻ tử 3-6 tháng tuổi, nếu bé sốt trên 38,5 độ C thì mức độ bệnh rất nghiệm trọng; đối với bé trên 6 tháng tuổi sốt ở mức sốt 39 độ C thì cần nhanh chóng hạ sốt an toàn cho con và đưa bé đi khám ngay.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh viêm họng ở trẻ phần lớn là do virus gây bệnh như adeno, rhino, virus cúm, sởi…Bên cạnh đó, một số vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu cũng chiếm tỉ lệ không nhỏ trong số các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra, các yếu tố như thay đổi thời tiết, khí hậu cũng khiến trẻ dễ mắc bệnh viêm họng

3. Trường hợp nguy hiểm cần đưa đi bệnh viện

Nếu người lớn nhận thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt cao hoặc xuất hiện các nốt phát ban trên người thì nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời. Tuy đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả về sau như viêm amidan hay phổi bị tổn thương.

Nếu người lớn nhận thấy trẻ có những dấu hiệu như sốt cao hoặc xuất hiện các nốt phát ban trên người thì nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chữa trị kịp thời (Ảnh minh họa)

 


4. Cách phòng tránh bệnh viêm họng ở trẻ

Để phòng tránh bệnh viêm họng ở trẻ, các mẹ nên:

- Hạn chế cho trẻ đến chỗ đông người và nhớ đeo khẩu trang và che chắn cẩn thận khi cho bé ra ngoài vào những ngày nắng nóng.

- Mùa hè, không nên cho trẻ ăn nhiều thức ăn lạnh như kem

- Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.

5. Cách điều trị khi trẻ bị viêm họng


Đa số các trường hợp viêm họng và viêm đường hô hấp trên ở trẻ là do virus, do đó khi bệnh ở mức độ nhẹ, người lớn không cần cho bé uống kháng sinh. Các mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian hiệu quả để chữa bệnh viêm họng ở trẻ như gừng và mật ong, chanh và mật ong...

Mẹ cần đảm bảo cho bé một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngăn ngăn ngừa và hạ sốt an toàn cho con, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ dễ ăn. Với trẻ sơ sinh, nếu bé bị viêm họng khiến họng đau và sưng thì mẹ cần cho bé bú nhiều sữa hơn. Với các bé bước vào tuổi ăn dặm thì các thực phẩm dành cho bé cần phải được nghiền min, nấu loãng để bé dễ nuốt hơn.

Trên đây là một số lưu ý khi trẻ bị viêm họng mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bậc phụ huynh. Các anh chị nên nghiên cứu kĩ các lưu ý này, để đề phòng bệnh cũng như phát hiện và chữa trị kịp thời cho các bé. Tránh trường hợp phát hiện quá muộn, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển sau này của các bé.

Từ khóa liên quan:
  • viêm họng cấp ở trẻ em
  • viêm họng ở trẻ sơ sinh
  • triệu chứng viêm họng
  • bé bị viêm họng
  • triệu chứng viêm họng ở trẻ sơ sinh
  • viem hong o tre em 3 tuoi
  • trieu chung viem hong o tre em
  • trẻ em viêm họng sốt cao

Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Bệnh viêm họng hạt và cách chữa trị

Bệnh viêm họng hạt là chứng bệnh được hình thành do biến chứng từ bệnh viêm họng, là một căn bệnh nguy hiểm. Để nhận biết bệnh viêm họng hạt, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu đơn giản sau: đau rát họng, ngứa, ho dai dẳng,... Bệnh viêm họng hạt rất khó chữa trị, vì vậy khi mới phát hiện bệnh, bạn phải nhanh chóng tìm ra phương pháp điều trị sớm.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một cái nhìn tổng quát về căn bệnh viêm họng hạt này, giúp bạn có thể hiểu biết rõ hơn về nó.




Cơ chế hình thành bệnh viêm họng hạt

Viêm họng hạt chính là phản ứng của niêm mạc họng với tác tác nhân xâm nhập từ bên ngoài như: Virus, vi khuẩn, nấm …chúng tấn công niêm mạc họng và sinh trưởng phát triển ngay tại đó. Nhưng vùng họng lại là nơi có chứa nhiều tế bào lympho bào có nhiệm vụ tiêu diệt sinh vật, nếu như quá trình này diễn ra liên tục trong thời gian dài thì dẫn tới hình thành nên các tế bào này càng phát triển lớn hơn trở thành các hạt quanh họng – > Hình thành bệnh viêm họng hạt.

Nguyên nhân dẫn tới viêm họng hạt

Một trong những nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh viêm họng hạt mà có lẽ bạn chưa biết. Trong cuộc sống hằng ngày bạn phải đối mặt với nhiều tác nhân gây hại. Tuy nhiên nếu biết được nguyên nhân và có phương pháp đề phòng đúng cách bạn vẫn có thể đảm bảo sức khỏe cho bạn.

Do vệ sinh: Vệ sinh răng miệng không phù hợp, chưa đúng cách có thể khiến cho cổ họng của bạn gặp vấn đề. Bạn dùng bàn chải quá cứng hoặc đánh quá mạnh tay gây ra những tổn thương niên mạc miệng. Đồng thời là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại xâm nhập cơ thể. Một khi sức đề kháng yếu có thể dẫn đến viêm họng

Do biến chứng của viêm họng cấp: những người mắc bệnh viêm họng cấp tính mà không có biện pháp điều trị bệnh hợp lý cụ thể thì nguy cơ dẫn tới bệnh viêm họng hạt là rất cao.

Do Viêm mũi xoang mạn tính: Chất dịch từ xoang chảy xuống thành họng gây là một lớp bao phủ(thường gọi là đờm) trên thành họng. Điều này làm giảm khả năng điều khiển các chức năng sinh lý làm sạch. Khi đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nên tình trạng viêm họng thường xuyên. Tình trạng kéo dài và tái phát thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm họng hạt.

Do bệnh đường tiêu hóa: Một số bệnh đường tiêu hóa như trào ngược axid dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng… cũng là cơ hội để viêm họng hạt phát triển nặng thêm.

Viêm amidan mãn tính: Viêm amidan mãn tính cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn mắc bệnh viêm họng hạt. Vì thực chất viêm amdian cũng được coi làm một căn bệnh viêm họng hạt khư chú.
Triệu chứng nhận biết viêm họng hạt

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm họng hạt mà bạn có thể tự mình phán đoán được. Khi bạn đã biết chắc rằng mình có thể đã mắc những triệu chứng dưới đây thì nên cẩn trọng và tới ngay bệnh viện tai mũi họng để thực hiện các xét nghiệm kiểm tra.
Đau họng: Đây là triệu chứng điển hình của viêm họng hạt, cơn đau có thể kéo dài cả ngày lẫn đêm nếu như không có biện pháp điều trị sớm.
Ngứa họng: Cảm giác lúc nào cũng thấy khó chịu trong họng, luôn ngứa và muốn khạc nhổ để giảm đi cơn ngứa.
Khô họng, khàn tiếng: Một số người do khạc nhổ quá nhiều dẫn tới niêm mạc họng bị kích thích gây mất nước khô họng, khàn tiếng.
Ho: Ho là phản xạ thường gặp nhất đối với bệnh viêm họng hạt vì trong họng luôn có cảm giác vướng mắc một vật gì đó và muốn ho ra ngoài. Đây cũng chính là nguyên nhân hình thành nên bệnh ho khan hoặc ho có đờm dai dẳng.
Xuất hiện hạt đỏ ở cổ: Quan sát họng thấy có nhiều hạt nhỏ, màu đỏ quanh họng, niêm mạc cổ họng đỏ rực, phù nề hoặc đổ thẫm.
Điều trị bệnh đau viêm họng hạt

Việc điều trị bệnh viêm họng hạt hiện nay có rất nhiều cách, điển hình trong đó là phương pháp dùng thuốc chữa bệnh đau viêm họng và phương thuốc dân gian trị bệnh. Ngoài ra trong một số trường hợp bệnh nặng thì bệnh nhân sẽ được cân nhắc tới việc phẫu thuật để phục hồi bệnh sớm nhất.

Bệnh viêm họng hạt nếu biết cách chữa trị vẫn có thể điều trị tại nhà bằng những phương pháp đơn giản. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp bạn phải đến các bệnh viện chuyên môn để điều trị. Điều này giúp đảm bảo cho sức khỏe của bạn. Những phương pháp điều trị bệnh viêm họng hạt mà bạn có thể tham khảo sau đây:

– Sử dụng thuốc tây trong điều trị viêm họng: Sử dụng chủ yếu là các thuốc giảm đau, kháng viêm và kháng sinh. Điều trị trong trường hợp viêm họng cấp tính đến viêm họng hạt. Giúp bạn giảm đau rát cổ họng, kháng viêm, chống khuẩn và tăng cường sức đề kháng cho bạn.

Bạn nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh trong chữa viêm họng vì nó có thể mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng nhưng thuốc có nhiều tác dụng phụ và đặc biệt là không tốt cho thận của bạn.

– Chữa viêm họng bằng thuốc dân gian: Phương pháp này có vẻ được khá nhiều người áp dụng. Và trên thực tế cho thấy đây là cách chữa khá tốt. Bạn có thể sử dụng các nguyên liệu có sẵn tại nhà như : quất cảnh(tắc) + mật ong hoặc đường phèn cho vào hấp cách thủy sau đó lấy ra ngậm và uống. Biện pháp này giúp tăng cường sức đề kháng cho bạn và cũng giúp kháng viêm khá tốt. Hoặc có thể sử dụng bạc hà và tỏi giúp kháng viêm khá tốt. Tuy nhiên phương pháp này đỏi hỏi phải mất khá nhiều thời gian nhưng lại vô cùng an toàn cho sức khỏe.

– Chữa viêm họng bằng thuốc đông y: Phương pháp này đang được hướng đến nhiều nhất. Vì độ an toàn, không gây tác dụng phụ như thuốc tây nhưng lại rút ngắn thời gian điều trị.

Bài thuốc chữa bệnh viêm họng, viêm họng hạt:

Thuốc sắc: tiền hồ, Kinh giới, kiết cánh, xích thược, ma hoàng, bạc hà, liên kiều,…




Tác dụng: Chủ trị tiêu đờm, thanh nhiệt, giải độc, hạ khí chỉ ho, tuyên tán phong nhiệt, tan mủ. Bài thuốc giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Thuốc ngậm: quất hồng bì, phật thủ, cương tàm, tân chỉ, nghệ, sơn trà, kha tử…

Tác dụng: Chủ trị tiêu đờm, tiêu viêm, chống phù, tái tạo vùng tổn thương, phong chẩn yết hầu sưng đau. Sử dụng một thời gian ngắn bài thuốc này sẽ giúp tăng cường sức đề kháng và cổ họng thông thoáng.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về bệnh viêm họng hạt và cách chữa trị của căn bệnh này. Hy vong với bài viết này, sẽ giúp bạn chú ý tới những biểu hiện của bệnh, sớm phát hiện, và có một phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất, để có thể điều trị dứt điểm bệnh, tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Từ khóa liên quan:
  • cách chữa bệnh viêm họng hạt mãn tính
  • thuốc chữa viêm họng hạt
  • điều trị viêm họng
  • viêm họng cấp
  • viêm họng hạt mãn tính có nguy hiểm không
  • cách chữa viêm họng hạt dứt điểm
  • chữa viêm họng hạt bằng gừng
  • viêm họng hạt triệu chứng

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

Triệu chứng viêm họng cấp tính và viêm họng hạt

Viêm họng cấp tính và viêm họng hạt là 2 dạng bệnh biến chứng nặng từ bệnh viêm họng. Hai bệnh này thường bị nhầm lẫn với cảm thông thường, tưởng như đơn giản, nhưng nếu bạn điều trị kịp thời và hiệu quả, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn triệu chứng của 2 loại bệnh này, giúp bạn phát hiện sớm để có thể kịp thời chữa trị.

 

Triệu chứng của bệnh viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp là một căn bệnh xảy ra rất phổ biến hiện nay ở mọi đối tượng lứa tuổi, nhiều nhất là đối với trẻ em. Bệnh thường do vi rút gây nên. Viêm họng cấp xuất hiện thường dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm thông thường nên đa số người bệnh thường chủ quan. Tuy nhiên, nếu để lâu không chữa trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, trẻ nhỏ bị viêm họng mãn tính nếu không được chữa trị sẽ có thể dẫn đến tình trạng xấu nhất là gây bệnh thấp tim. Vì thế, phụ huynh rất cần thiết nên chứ ý tới các biểu hiện dưới đây để xác định trẻ có đang bị viêm họng cấp tính hay không:

– Đau đầu, sốt cao: đây là những dấu hiệu đầu tiên thường gặp khi bị viêm họng cấp tính. Kèm theo đó, người bệnh (trẻ em) sẽ cảm thấy đau mỏi thân mình, cảm giác mệt mỏi, chán ăn.

– Cổ họng đau rát, ho khan: khi bị viêm họng sẽ gây nên tình trạng cổ họng luôn bị khô, khát nước sau đó chuyển thành cảm giác đau rát, khó nuốt khi ăn và nói chuyện. Cảm giác đau có khi lan lên cả vùng tai và gây đau nhói. Bên cạnh đó, vi khuẩn hay vi rút gây bệnh sẽ khiến cổ họng có cảm giác bị ngứa dẫn đến hiện tượng ho khan, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho trẻ bị khàn tiếng.

– Xuất hiện hạch sưng đau ở cổ: biểu hiện này có thể xuất hiện hoặc không ở một số trường hợp, có thể nhận biết bằng cách lấy tay sờ nắm trên cổ.

Ngoài ra, khi bị viêm họng cấp tính, người bệnh còn có thể gặp phải các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, amidan sưng to,…

Với các triệu chứng này của bệnh, các bạn cần chú ý để nhận biết, nhất là đối với các trường hợp người bệnh là trẻ nhỏ cần phát hiện sớm và đưa trẻ đi khám để được điều trị kịp thời.

Triệu chứng bệnh viêm họng hạt

 


Viêm họng hạt là bệnh viêm nhiễm mãn tính, xảy ra chủ yếu ở người trưởng thành và khó điều trị dứt điểm. Người bệnh có thể phải đối mặt với các triệu chứng của bệnh trong thời gian dài. Việc tri viêm hong chỉ được khắc phục vào những thời điểm nhất định và bệnh lại tái phát khi có cơ hội. Các triệu chứng của bệnh viêm họng hạt thường biểu hiện không nhiều. Người bệnh có thể nhận biết bệnh qua một số biểu hiện sau:

– Bằng mắt thường có thể quan sát thấy thành sau họng có nhiều hạt lớn nhỏ như đầu đinh ghim hoặc hạt ngô, có nhiều hạt nối liền với nhau bằng những dây máu đỏ.

– Cảm giác thấy ngứa, vướng trong họng và chỉ cần hắng giọng hay ho nhẹ là hết

– Ho khan không có đờm. Tùy theo mức độ và tình trạng bệnh mà ho khan có thể kéo dài, ho liên tục một lúc.

Ngoài ra, một số trường hợp người bệnh còn cảm thấy cổ họng bị khô và đau rát. Bệnh không gây sốt như các loại viêm họng khác.

Đối với bệnh viêm họng hạt thường chỉ khắc phục được phần nào các triệu chứng của bệnh mà khó có thể điều trị dứt điểm được căn bệnh này. Điều quan trọng là cần xác định nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về triệu chứng của viêm họng cấp tính và viêm họng hạt. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn phát hiện ra bệnh sớm, và chính xác, để sớm có phương pháp thăm khám, điều trị, giúp cho bệnh sớm phục hồi nhất.

Từ khóa liên quan:
  • viêm họng hạt có nguy hiểm không
  • triệu chứng viêm họng hạt
  • viêm họng hạt là gì
  • viêm họng hạt mãn tính
  • chữa viêm họng hạt
  • hình ảnh viêm họng hạt
  • viêm họng hạt gây hôi miệng
  • viêm họng hạt tiếng anh

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Bà bầu bị viêm họng nguy hiểm như thế nào ?

Các bà mẹ khi mang thai, sức đề kháng rất yếu dẫn đến rất dễ mắc các bệnh về họng khi thời thiết thay đổi đột ngột. Vậy, bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không ?

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như cách phòng tránh bệnh viêm họng dành cho bà bầu.



Đầu tiên, nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm họng

Phụ nữ có thai nhất là trong 3 tháng đầu rất hay bị viêm họng, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do thay đổi nội tiết trong lúc mang thai làm cho sức đề kháng của niêm mạc mũi họng giảm, mặt khác niêm mạc họng của phụ nữ có thai rất dễ bị viêm với bản thân vi khuẩn hoặc virut sẵn có tại chỗ hoặc rất dễ bị lây từ người khác. Đặc biệt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt làm gia tăng và nặng bệnh hơn.

Cũng giống với nguyên nhân gây viêm họng nói chung: viêm họng do virut (chiếm 60-80% các nguyên nhân gây bệnh); viêm họng do vi khuẩn: thường gặp là phế cầu, Hemophilus Influenzae, tụ cầu, liên cầu…; viêm họng do nấm vì có tới 70% các trường hợp nấm tồn tại thường xuyên trong niêm mạc mũi họng do bụi hít phải từ môi trường bên ngoài; viêm họng do viêm dị ứng.

Ngoài ra, viêm họng do trào ngược dịch dạ dày thực quản lên vùng mũi họng, rất hay gặp ở phụ nữ có thai do lúc này áp lực ổ bụng thay đổi làm cho hiện tượng trào ngược ngày một nặng, đó cũng là một trong những nguyên nhân làm cho 70% số phụ nữ có thai bị viêm họng.

Một số yếu tố thuận lợi dễ làm cho phụ nữ có thai dễ bị viêm họng hơn nếu họ làm việc trong môi
trường thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố vật lý hoá học độc hại, bụi bẩn (xưởng dệt may…).

Trường hợp phụ nữ có thai bị viêm mũi họng, đặc biệt lưu ý với một số loại virut có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi như virut cúm, Rubella – virut… những virut này có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non, điếc câm bẩm sinh. Trẻ sinh ra dễ bị viêm phổi. Tuy nhiên, tỷ lệ viêm họng thực sự do các virut này là rất hiếm chỉ có 0,0001% số bà mẹ mang thai.

Khám họng niêm mạc họng đỏ, tăng xuất tiết. Nếu do vi khuẩn trên niêm mạc họng và amidan sẽ có giả mạc màu trắng hoặc vàng xám bao phủ.

Biểu hiện bệnh rất rầm rộ. Người bệnh có cảm giác ớn lạnh, gai rét kèm theo đau mỏi người (virut). Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt, môi khô, lưỡi bẩn (vi khuẩn). Kèm theo là cảm giác khô họng, rát họng, đau họng, nuốt đau nhói lên tai. Ho khan trong giai đoạn đầu sau đó ho có đờm. Có thể kèm theo khàn tiếng (nếu quá trình viêm lan xuống họng thanh quản).

Xét nghiệm dịch tiết tại họng: quệt dịch họng soi tươi, nuôi cấy vi khuẩn, tìm nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị viêm họng ở bà bầu


Điều trị tốt nhất là lấy dịch họng đem nuôi cấy xác định loại vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ. Nếu viêm họng do vi khuẩn phải điều trị bằng kháng sinh. Nhóm thuốc an toàn nhất cho phụ nữ có thai là b lactam. Việc điều trị này phải tuyệt đối tuân thủ theo bác sĩ.

Đối với các trường hợp viêm họng do virut thì không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần điều trị triệu chứng: sốt, ho, đau họng... Thuốc hạ sốt giảm đau thông dụng là nhóm thuốc chống viêm không steroid.

Tuy nhiên với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu có thể gây quái thai và trong 3 tháng cuối lại dễ gây các rối loạn ở phổi, liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai trong tử cung, có thể kéo dài thời gian mang thai và làm chậm quá trình chuyển dạ. Có thể sử dụng được thuốc hạ sốt, giảm đau dẫn xuất anilin như paracetamol. Thuốc ho chỉ sử dụng khi triệu chứng ho làm ảnh hưởng tới thai như sảy thai...


Với phụ nữ có thai, bên cạnh việc điều trị kháng sinh thường kết hợp với sát khuẩn vùng họng bằng nước muối sinh lý ngậm, súc họng với dung dịch kiềm loãng. Khí dung mũi họng theo chỉ định bằng tinh dầu bạc hà, thuốc kháng sinh, chống viêm dạng hoà tan. Đắp khăn nóng vào hai bên cổ. Điều trị bằng những vị thuốc nam như cây xạ can (rẻ quạt). Xạ can được dùng theo cách ngậm lá tươi hoặc ngậm viên nén làm từ củ xạ can.

Tuy nhiên, việc uống thuốc lúc đang mang bầu lại không phải một sự lựa chọn tốt, hãy thử tham khảo một số mẹo trị viêm họng sau:



- Chanh và muối: Thái chanh thành những lát nhỏ trộn với muối hạt ngậm khi mới viêm họng. Ngày ngậm ít nhất 5 lần. Thai phụ cũng có thể hòa chanh với nước muối uống. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng là cách trị viêm họng hiệu quả.

- Trà và mật ong: Hãy cho một thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm 1/2 quả chanh vắt sẽ giúp thai phụ giảm được viêm họng.

- Mật ong và quất. Mật ong hấp quất còn nguyên vỏ xanh: Quất (3 – 4 quả), rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi quả, bỏ hạt, thái lát mỏng, cho vào bát tô. Đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều cho quất thấm đều mật ong.

Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi đun cách thủy 10 – 15 phút, tới khi quất nhuyễn, quyện đều với mật ong thành một thứ dịch sánh như siro. Để nguội, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Không nuốt ngay, ngậm 5 giây trong miệng, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng…

- Mật ong hấp tỏi: Đập dập từ 4 – 5 nhánh tỏi, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội, uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.

- Lá tía tô: Lá tía tô tươi, nghiền lấy nước uống 5 lần trong ngày. Ngoài ra, có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng. Ăn cháo nóng nhiều hành, tía tô, hạt tiêu sẽ tiêu diệt được vi khuẩn vùng họng.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng như phương pháp chữa trị bệnh viêm họng dành riêng cho bà bầu. Các chị, các mẹ đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn chuẩn bị mang thai nhớ đọc kĩ để có thể biết thêm về các thông tin hữu ích, tránh tình trạng để bệnh gây ra biến chứng cho thai nhi.

Từ khóa liên quan:
  • bà bầu viêm họng có đờm
  • bà bầu bị viêm họng sổ mũi
  • bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm
  • bà bầu bị viêm họng nên ăn gì
  • bà bầu bị đau hông trái
  • bà bầu bị đau họng và nghẹt mũi
  • bà bầu bị đau hông bên phải
  • ba bau bi dau mong

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Triệu chứng của viêm họng cấp ở trẻ

Khi mùa đông đến, các bé là những người dễ mắc bệnh viêm họng cấp nhất mỗi khi thời tiết thay đổi hoặc xuống quá thấp hoặc quá ẩm,... hay môi trường ô nhiễm bụi bẩn, khói, virut, vi khuẩn,... Các vị phụ huynh thường coi nhẹ căn bệnh này, ko chú ý chữa trị cho các bé ngay từ khi có triệu chứng, dẫn đến nhiều bé mắc phải các biến chứng nguy hiểm từ viêm họng cấp.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn triệu chứng của bệnh viêm họng cấp ở trẻ em, các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé: 

 


1 Sổ mũi, hắt hơi, nặng đầu, mỏi chân tay

Đây là triệu chứng đầu tiên của viêm họng cấp. Nó giống các dấu hiệu của các bệnh về đường hô hấp khác nên bạn có thể đi kiểm tra để có thể biết rõ nguyên nhân.

2 Hạch cổ sưng đau:

Có một số trẻ có hiện tượng sưng hạch ở cổ. Đây là hiện tượng bình thường khi cơ thể phản ứng với bệnh.

3 Nghẹt mũi, sốt cao, ăn ngủ kém, mệt mỏi:

 

Sau khi sổ mũi, hắt hơi 1-2 ngày, trẻ sẽ bị nghẹt mũi, chảy nước mũi trong và loãng, sổ họng sưng đau kèm sốt cao 39-40 độ C. Sốt cao làm trẻ có hiện tượng ớn lạnh, nhức đầu, đau mỏi thân mình, cổ họng sưng làm trẻ nuốt đau kèm theo nghẹt mũi làm cho trẻ ăn ngủ kém, mệt mỏi.

4 Trẻ thở bằng miệng
:

Khi mũi bị viêm nghẹt sinh ra chất dịch bẩn chảy xuống cổ họng, làm họng bị viêm nhiễm dẫn đến viêm họng. Hơn nữa, khi bị nghẹt mũi, trẻ không thể tự thở bằng mũi mà chuyển sang thở bằng miệng. Như vậy, lượng không khí vào cơ thể chưa được thanh lọc và làm ấm đã đến cổ họng khiến cổ họng bị lạnh và thương tổn. Đây là nguyên nhân khiến cho các bệnh về đường hô hấp xâm nhập.

5 Đau rát họng, ho khan:

Trẻ ở giai đoạn đầu có cảm giác khô nóng tại cổ họng, khát nước sau đó chuyển thành đau rát lúc nói và ăn. Cảm giác này lan lên cả tai và đau nhói khi nuốt. Trẻ bị đau ngứa tại cổ họng dẫn đến hiện tượng ho khan, nếu không điều trị kịp thời sẽ làm cho trẻ bị khàn tiếng.

6 Amidan sưng to, thành sau cổ họng sưng thậm chí xuất huyết, viêm màng tiếp hợp

Khi khám, ta sẽ thấy được toàn bộ niêm mạc mũi họng trẻ sưng đỏ rực, thành sau họng sưng phù, đỏ, xuất tiết. Hai amidan sưng to, thường có hốc nếu nặng có thể có mủ hoặc bựa trắng trên bề mặt. Nếu viêm họng cấp do virus cúm sẽ có hiện tượng xuất huyết ở thành sau họng, nếu do virus APC thì có hiện tượng xuất tiết mũi, viêm màng tiếp hợp.

Trên đây là một số triệu chứng của viêm họng cấp ở trẻ em. Khi bệnh xảy xa, sức đề kháng của trẻ rất yêu, nên có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, các phụ huynh cần tham khảo chi tiết các triệu chứng trên của bệnh viêm họng cấp để có thể kịp thời phát hiện và chữa trị nhanh chóng cho trẻ tránh những biến chứng nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra.

Từ khóa liên quan:
  • triệu chứng của viêm xoang
  • triệu chứng của viêm phổi
  • triệu chứng của viêm đại tràng
  • triệu chứng đau họng
  • biểu hiện của viêm họng hạt
  • dấu hiệu bé bị viêm họng
  • triệu chứng viêm họng cấp ở trẻ em
  • triệu chứng viêm họng hạt mãn tính