Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Bài thuốc chữa viêm họng mãn tính hiệu quả nhất

Bệnh viêm họng đang dần trở thành một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến ở nước ta, do thời tiết thường xuyên thay đổi đột ngột và môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm. Người bệnh bị viêm họng thường thờ ơ trong việc chữa bệnh vì vậy rất nhiều người đã bị biến chứng thành viêm họng mãn tính. 

 

Việc chữa viêm họng mãn tính cần cả một quá trình dài điều trị liên tục. Bệnh viêm họng mãn tính nếu không được chữa trị đúng cách sẽ rất khó khỏi và có thể ảnh hưởng đến cả các cơ quan khác trong cơ thể. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số loại thuốc chữa viêm họng mãn tính để các bạn tham khảo và sử dụng để cắt đứt bệnh viêm họng.

Bài thuốc chữa viêm họng mãn tính trong dân gian

Các bài thuốc chữa viêm họng được dùng nhiều trong dân gian như quất hấp mật ong hay gừng ngâm mật ong... Những bài thuốc dân gian rất đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, không có tác dụng phụ đối với sức khỏe của bạn, tuy nhiên nó với bệnh viêm họng mãn tính thì chúng hầu hết chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không chữa khỏi hẳn được. Vì vậy bạn có thể dùng các bài thuốc dân gian này để hỗ trợ chữa bệnh cho nhanh khỏi nhé.

Dùng thuốc Tây để chữa viêm họng

Các loại thuốc dùng để chữa viêm họng là thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc tiêu đờm. Khi sử dụng thuốc Tây thì bệnh sẽ nhanh khỏi hơn nhưng có thể có một số tác dụng phụ đối với sức khỏe như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, buồn ngủ... Vì vậy, khi dùng thuốc Tây để chữa viêm họng mãn tính thì bạn nên uống sau khi ăn no, uống nhiều nước để hạn chế ảnh hưởng đến dạ dày. Và một chú ý quan trọng nữa là bạn không được tự ý dùng thuốc mà cần phải dùng theo chỉ dẫn của bác sỹ để tránh những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra.

 

Một số biện pháp chữa viêm họng mãn tính khác

Ngoài việc dùng các loại thuốc chữa viêm họng trên, thì trong ngành y tế vẫn còn có một số biện pháp chữa viêm họng không cần dùng thuốc khác như đốt hạt hay nạo VA. Tuy nhiên các biện pháp này thường tốn kém chi phí và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, vì thế bạn nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn chữa viêm họng bằng phương pháp này.

Trên đây là một số loại thuốc chữa viêm họng mãn tính hiệu quả nhất mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Bệnh viêm họng nhìn ngoài thì đơn giản, nhưng nếu để biến chứng thành mãn tính, nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống của bạn với các triệu chứng vô cùng khó chịu. Vì vậy khi có dấu hiệu của bệnh, bạn nên đi thăm khám để có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh gặp phải những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe, và tốn nhiều chi phí thời gian để điều trị

Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • cách chữa bệnh viêm họng hạt mãn tính
  • cách chữa bệnh viêm họng nhanh nhất
  • triệu chứng viêm họng
  • viêm họng là gì
  • tác dụng của viêm họng
  • thuốc điều trị viêm họng
  • giá đỗ trị viêm họng
  • đau họng

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Một số loại thuốc tây chuyên dùng để chữa bệnh viêm họng

Với thời tiết thay đổi thường xuyên và môi trường ô nhiễm ngày càng nặng, bệnh viêm họng đã trở thành một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến ở nước ta. Người bệnh bị viêm họng sẽ phải đối mặt với các triệu chứng vô cùng khó chịu như ngứa rát cổ, đau họng, sốt,....

Bệnh viêm họng nhìn qua tưởng là một căn bệnh rất bình thường, nhưng nếu không kịp thời chữa trị, bệnh có thể có thể có những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, và còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác.  Việc chữa trị viêm họng không khó nhưng bạn cần phải thực hiện kịp thời nếu không bệnh rất dễ chuyển thành dạng mãn tính. Để điều trị viêm họng, bạn có thể dùng thuốc Tây hoặc dùng các bài thuốc chữa viêm họng trong dân gian. Với những người không có điều kiện để dùng thuốc dân gian thì việc dùng thuốc Tây là tiện lợi nhất. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn các loại thuốc Tây chữa viêm họng mà bạn có thể sử dụng.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số loại thuốc Tây chữa viêm họng mà bạn có thể sử dụng.

 


1. Các loại thuốc kháng sinh trị viêm họng

-Thuốc kháng sinh sử dụng để uống: Các loại thuốc kháng sinh dùng đường uống để chữa viêm họng có thể sử dụng là penicillin, amoxilin, roxithromycin... Thuốc kháng sinh có tác dụng hạn chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên khi dùng kháng sinh để chữa viêm họng thì bạn cần làm theo hướng dẫn của bác sỹ để tránh tác dụng phụ của thuốc và hơn nữa không phải loại viêm họng nào cũng có thể dùng kháng sinh để chữa được.

-Thuốc tiêm kháng sinh: với những người bị viêm họng mãn tính thì thuốc tiêm có tác dụng khá tốt. Kháng sinh dạng này được tiêm vào tĩnh mạch, có tác dụng chữa các triệu chứng của bệnh viêm họng.

-Thuốc kháng sinh đặc trị tại chỗ: các loại thuốc kháng sinh đặc trị tại vị trí viêm như thuốc xịt hay thuốc ngậm. Những loại thuốc này thường có tác dụng tức thời trong việc giảm đau và giảm viêm nhưng hiệu quả thì không bằng thuốc tiêm hay thuốc uông.
2. Thuốc làm tiêu đờm

 

Với những trường hợp viêm họng có kèm theo nhiều đờm thì bạn có thể dùng các loại thuốc tiêu đờm để hỗ trợ thêm cho việc điều trị bệnh. Thuốc làm loãng dịch, tiêu đờm được sử dụng trong trị viêm họng là alphachymotrypsin.

3. Các loại thuốc kháng viêm, chống dị ứng.

Khi bị viêm họng thì các loại thuốc kháng viêm, chống di ứng là rất cần thiết để kìm hãm sự phát triển của bệnh. Thuốc kháng viêm thường được dùng trong trị viêm họng là corticoid, histamine.

Trên đây là thông tin về một số loại thuốc tây được sử dụng trong việc điều trị viêm họng. Các bạn chú ý, tuy đây đều là các loại thuốc được sử dụng thường xuyên, nhưng các bạn cần phải sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị, tránh tự ý sử dụng tại nhà.

Từ khóa liên quan:
  • cách chữa bệnh viêm họng hạt mãn tính
  • cách chữa bệnh viêm họng nhanh nhất
  • chữa bệnh viêm họng
  • cách điều trị bệnh viêm họng
  • thuốc điều trị viêm họng
  • viêm họng keo dai
  • viem hong hat co nguy hiem
  • hinh anh viem hong hat

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Trị viêm họng cho bà bầu như thế nào

Bệnh viêm họng là một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến ở nước ta. Khi bạn bị bệnh, các triệu chứng vô cùng khó chịu của bệnh sẽ xuất hiện, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh. Bệnh sẽ trở nên càng nguy hiểm hơn với các bà bầu





Khi mang thai người mẹ không những phải chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình mà đồng thời còn phải bảo vệ sức khỏe của em bé trong bụng mẹ. Thời kì mang thai nếu không cẩn thận người mẹ sẽ mắc các bệnh về đường hô hấp, như cảm cúm, viêm họng… tuy đây là những bệnh thông thường hay gặp, chỉ cần uống vài liều thuốc là khỏi thế nhưng đối với người mẹ thì viêm họng điều trị thế nào cho an toàn thì đó là cả một vấn đề dài. Bởi vì trong thời kì mang thai thì các bà mẹ luôn được khuyến cáo là không nên dùng thuốc kháng sinh, thay vào đó những bài thuốc dân gian sẽ giúp các mẹ thoát khỏi tình trạng viêm họng một cách an toàn nhất. Sau đây là các bài thuốc dân gian giúp trị viêm họng cho bà mẹ mang thai một cách vô cùng hiệu quả mà các chị em có thể tham khảo nhé.

Bài thuốc dân gian trị viêm họng cho bà bầu

Đối với chị em phụ nữ khi mang thai thường được hạn chế sử dụng các loại thuốc tây vì các loại thuốc tây có thể tác động làm rối loạn hình thành và phát triển của thai nhi vì thế nên việc áp dụng bài thuốc dân gian trị viêm họng cho bà bầu là một trong những phương pháp an toàn hàng đầu mà các mẹ có thể tham khảo để khắc phục căn bệnh này nhé!

Gừng, chanh và mật ong trị viêm họng khi mang thai

Cách sử dụng như sau: Chị em có thể lấy 1 thìa nước gừng và 1 thìa mật ong trộn với nhau. Sau đó, các mẹ ăn hỗn hợp nước gừng và mật ong, rồi uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng nhé. Ngoài cách trên các mẹ cũng có thể áp dụng thêm một phương pháp nữa đó là dùng 1 cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đêu lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Ngày 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng. Cần thực hiện đều đặn để bài thuốc tác động tới cơ thể một cách tốt nhất nhé!



Chanh và muối giúp trị viêm họng khi mang thai

Cách làm như sau: bạn thái quả chanh thành những lát nhỏ, sau đó trộn với muối hạt và ngậm khi mới bị viêm họng. Bà bầu bị viêm họng nên cố gắng ngậm ít nhất 5 lần mỗi ngày nhé. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể hòa chanh với nước muối rồi uống cũng giúp khắc phục bệnh viêm họng rất hiệu quả. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng là cách trị viêm họng hiệu quả đấy.

Cà rốt và mật ong trị viêm họng khi mang thai

Mật ong có tính kháng khuẩn rất cao,vì thế bạn có thể kết hợp tính kháng khuẩn và làm dịu của mật ong với cà rốt để giảm tình trạng viêm họng một cách an toàn nhất có thể.

Cách làm: Đơn giản bạn chỉ cần lấy củ cà rốt, rửa sạch, gọt hết vỏ rồi ép lấy nước. Sau đó cho 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước cà rốt quấy đều lên. Pha công thức trên theo tỷ lệ 1:1 với đun nước sôi để nguội và dùng để súc miệng, họng. Mỗi lần súc khoảng 5 phút 1 lần và làm liên tục vài lần thì bệnh sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi.

Việc sử dụng nguyên liệu bột nghệ trị viêm họng khi mang là một phương pháp không phải chị em nào cũng biết. Các mẹ có thể sử dụng bột nghệ để trị viêm họng như sau: Dùng 1 thìa bột nghệ pha với nước nóng cho thêm một ít muối vào. Khấy đều hỗn hợp và uống. Làm liên tục cách này trong vòng 3 ngày liên tục sẽ nhật thấy công dụng trị viêm họng vô cùng hiệu quả. Đối với trường hợp vừa bị viêm họng lại kèm theo ho thì các mẹ có thể pha thêm một thìa bột nghệ vào cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.
Quất xanh, mật ong bài thuốc trị viêm họng cho bà bầu hiệu quả
Cách làm như sau: Các bạn mua một ít quất còn xanh vỏ, về ngâm muối rửa sạch rồi dùng dao cắt đôi quả quất ra, sau đó cho vào bát nhỏ trộn thêm 2 thìa mật ongvà hấp vào nồi cơm khi đang sôi. Cách tốt nhất là mỗi bữa cơm các mẹ hấp 1 bát như vậy nhé, có thể nhâm nhi cả buổi luôn, đỡ nhiều lắm các chị em nhé.

Trên đây là một số phương  pháp điều trị viêm họng cho bà bầu mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Mong rằng với hướng dẫn này, các bạn có thể hiểu thêm về bệnh viêm họng cũng như cách điều trị bệnh tốt nhất cho bà bầu. Sức khỏe của bà bầu sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bào thai trong bụng, vì vậy các mẹ chú ý phát hiện bệnh sớm và điêu trị dứt điểm nhanh nhất nhé.

Chúc các bạn sớm khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • bà bầu bị đau họng nên uống gì
  • bà bầu bị sốt và viêm họng
  • bà bầu viêm họng có đờm
  • bà bầu bị viêm họng sổ mũi
  • bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm
  • bà bầu bị viêm họng nên ăn gì
  • bà bầu bị đau họng và nghẹt mũi
  • bà bầu đau hông

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Một số bài thuốc dân gian chữa dứt điểm viêm họng hạt

Các bài thuốc dân gian luôn được lưu truyền từ đời nay sang đời khác, và chúng được đưa ra không có mục đích gì ngoài chữa bệnh. Các bài thuốc dân gian luôn có tác dụng rất tốt trong chữa bệnh, đặc biệt là bệnh viêm họng hạt.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm họng hạt, mời các bạn tham khảo:

 

Cách chữa viêm họng hạt bằng chế độ ăn uống

Bạn có biết thức ăn hàng ngày mà bạn vẫn thường ăn thì lại có nhiều tác dụng chữa bệnh đến bất ngờ như Chanh, Rau diếp cá, Khoai tây, Cà rốt, Cần tây,...

 


Chanh chữa viêm họng hạt hiệu quả:

Đầu tiên bạn phải vắt chanh vào cốc nước và đun nóng lên. Sau đó uống theo từng ngụm nhỏ. Cứ mỗi 30 phút bạn phải súc họng 1 lần.

Khoai tây ép nước dùng chữa viêm họng:

Đây là cách đơn giản cho bạn bị viêm họng dùng để bảo vệ khoang họng với nước ép khoai tây tươi vào mỗi sáng. Chỉ cần ép nước khoai tây tươi và súc miệng 3 lần mỗi ngày.

Rau diếp cá cách chữa viêm họng hạt dứt điểm:

Cho rau diếp cá vào xay nhuyễn, rây lọc lấy nước. Sau đó hòa nước rau diếp cá với nước gạo đặc. Tiếp theo đun sôi nước hỗn hợp này và dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần 75ml sẽ cho kết quả khả quan.

Cần tây:

Đây có lẽ cách chữa trị viêm họng hạt hữu hiệu nhất được khuyên dùng. Chuẩn bị khoảng 50gram cần tây tươi giã nát lấy nước cốt. Sau đó bạn cho một ít muối vào nước cốt. Bạn ngậm vào khoang miệng và nuốt từ từ xuống. Hiệu quả được kiểm chứng sau 5 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Phòng ngừa bệnh viêm họng hạt từ dân gian

Cà rốt:

Chuẩn bị cà rốt ép với nước khoảng 100ml + thêm 3 muỗng mật ong sau đó khuấy đều lên. Tiếp đó lấy 100ml nước lọc đổ vào hỗn hợp cà rốt ép đem đun sôi và dùng súc miệng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 5 phút.

Chú ý kết hợp lao động và nghỉ ngơi phòng tránh bị lạnh, thời gian cấp tính phải nằm nghỉ, những người thường xuyên phải tiếp xúc với bụi phấn hoặc những nơi hóa học, phải đeo khẩu trang, mặt nạ để bảo vệ.

Bình thường có thể uống nước muối nhạt để súc miệng rửa họng, ăn những vật dễ tiêu, đảm bảo đại tiện thông thoát.

Kiêng ăn những thực phẩm kích thích quá nóng, quá lạnh như thuốc lá, rượu, ớt.
Chú ý vệ sinh vòm miệng, cần có tập quán ăn xong thì súc miệng, để tránh vi trùng sinh trưởng.
Những thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt giảm hỏa làm nhờn phổi thận như rau dền, mật ong, cà, dương đào, chanh, quả xanh, rau câu, củ cải vừng, lê, mã thày, rễ cây lau, mía…
Luôn luôn làm không khí trong phòng thông thoáng sạch sẽ.
Không nên nói chuyện lâu, càng kiêng hò hét to.

Trên đây là một số bài thuốc dân gian giúp cho việc chữa dứt điểm viêm hong hạt. Các bài thuốc này vô cùng dễ tìm nguyên liệu, và chế biến, vì vậy hy vọng bạn có thể tìm được bài thuốc phù hợp với bản thân, để có thể hỗ trợ điều trị giúp cho bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • triệu chứng viêm họng cấp tính
  • viêm họng cấp tính ở trẻ
  • bệnh viêm họng cấp tính
  • bị viêm họng cấp tính
  • triệu chứng bệnh viêm họng
  • viêm họng cấp ở người lớn
  • viêm họng cấp ở trẻ em
  • kháng sinh điều trị viêm họng

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016

Hiểu về viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính là biến chứng lên từ bệnh viêm họng, một trong những căn bệnh vô cùng phổ biến hiện nay. Bệnh được mô tả như là tình trạng quá phát của niêm mạc, từ đó gây rạ các triệu chứng như vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng, dẫn đên ho và khạc ra đờm liên tục.

 

Nguyên nhân viêm họng mãn tính:

- Nhiễm khuẩn tái phát đi tái phát lại của vùng mũi họng như viêm họng, viêm xoang. Dịch nhầy xuất tiết luôn chảy xuống họng và là nguyên nhân thường gây nhiễm khuẩn họng dẫn đến làm quá phát tổ chức lypho ở thành họng.

- Viêm amiđan mạn tính và nhiễm trùng răng lợi gây đau họng.

- Ô nhiễm môi trường, khói bụi, khói công nghiệp, khói thuốc lá,… cũng gây viêm họng mạn tính.

- Thở bằng miệng: không khí thở trực tiếp vào miệng không qua mũi sẽ không được lọc sạch bụi bẩn, đồng thời không được làm ấm, làm ẩm nên rất dễ nhiễm khuẩn họng. Nguyên nhân thở bằng miệng thường là: Tắc mũi: do polyp mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi vận mạch, quá phát cuốn mũi, vẹo vách ngăn mũi hoặc u vùng mũi; tắc ở vùng vòm họng (do u vòm hoặc VA quá phát); do vẩu răng, làm môi khép không kín,…

- Yếu tố cơ địa: thể địa dị ứng, suy gan, đái đường,…

Bệnh viêm họng mạn tính gồm 4 thể:
Viêm họng mạn tính sung huyết đơn thuần: Niêm mạc họng đỏ, nổi nhiều tia mao mạch máu.

Viêm họng mạn tính quá phát: Niêm mạc họng đỏ và dày lên. Tổ chức bạch huyết ở thành sau họng phát triển mạnh, quá phát thành từng đám to nhỏ không đều, màu hồng hoặc đỏ. Có khi tập trung thành một dải gồ lên ở phía sau và dọc theo trụ sau của amidan trông như một trụ sau thứ hai gọi là “trụ giả”. Thể này gọi là viêm họng hạt.

Viêm họng mạn tính xuất tiết: Thành sau họng có tăng xuất tiết nhầy, trong, hơi dính vào niêm mạc, chảy từ vòm xuống hạ họng, tạm thời mất đi khi bệnh nhân nuốt. Niêm mạc họng cũng đỏ và nổi nhiều tia mao mạch máu.

Viêm họng mạn tính teo: quá phát lâu ngày chuyển sang teo. Niêm mạc họng teo dần, những tuyến nhầy dưới niêm mạc cũng teo đi làm cho niêm mạc họng từ đỏ thẫm biến thành màu hồng rồi nhợt nhạt, khô và đọng những vảy mỏng, vàng, khô bám vào từng chỗ. Niêm mạc họng trở thành mỏng, các trụ sau cũng teo biến đi làm cho họng trở nên rộng hơn. Tiết nhầy khô lại biến thành vảy dính vào niêm mạc.

Điều trị viêm họng mạn tính:



- Khi xác định được nguyên nhân gây viêm họng mạn tính cần phải điều trị loại trừ hết nguyên nhân gây bệnh.

- Cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây viêm họng như viêm mũi, viêm xoang, viêm A, viêm VA nếu có.

- Giải quyết sự lưu thông của mũi: dị hình vách ngăn, polyp mũi, thoái hóa cuốn mũi dưới.

- Loại bỏ các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh nơi khói bụi.

- Hạn chế nói để giảm thiểu khó chịu và những thay đổi của giọng nói. Súc họng vệ sinh thường xuyên.

- Súc họng hoặc khí dung nước muối ấm vào buổi sáng làm giảm khó chịu cho vùng họng.

- Điều trị dị ứng (nếu do thể địa).

- Cùng với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cần nhỏ mũi, rửa mũi ngày 2 - 3 lần. Người bệnh cần đến các chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và có cách điều trị hợp lý.

Phòng tránh bệnh viêm họng mạn tính:

 

- Tránh hút thuốc và uống rượu bia, sử dụng các chất kích thích.

- Tránh những nơi khói bụi, ô nhiễm, khí độc hại.

- Tránh thói quen ăn uống không tốt.

- Nâng cao thể trạng: cho uống các vitamin A, D, uống nươc suối, nước khoáng.

Với những thông tin chi tiết về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, phòng tránh,... mà chúng tôi đã chia sẻ ở bài viết, hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm họng mãn tính này. Viêm họng mãn tính để điều trị được dứt điểm hoàn toàn, cần một quá trình điều trị và cố gắng dài lâu, vì vậy bạn cần phải kiên trì phối hợp điều trị thuốc cùng với kết hợp các biện pháp hỗ trợ mà chúng tôi đã đề cập ở trên.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • viêm họng mãn tính có nguy hiểm không
  • trieu chung viem hong man tinh
  • viêm họng mãn tính kiêng gì
  • viem hong man tinh uong thuoc gi
  • hình ảnh viêm họng hạt
  • chữa viêm họng hạt mãn tính bằng thuốc nam
  • viêm họng cấp
  • triệu chứng viêm họng

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Chữa trị viêm họng cho trẻ sơ sinh

Bệnh viêm họng là một trong những căn bệnh rất phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Các bậc phụ huynh thường coi nhẹ việc chữa trị bệnh này, mà không biết rằng, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho bé, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Trong bài hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số cách chữa trị viêm họng cho trẻ sơ sinh hiệu quả, mời các bạn tham khảo:



Cách chữa trị viêm họng cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị viêm họng thường có một số dấu hiệu điển hình như trẻ sốt cao, người mệt mỏi, đau rát họng dẫn tới chán ăn, bỏ bú... Thông thường viêm họng ở trẻ chỉ kéo dài 1 vài ngày, tuy nhiên bệnh cũng rất dễ tái phát và sỉnh ra nhiều biến chứng như viêm thanh quản, viêm xoang, viêm tai giữa hay cả viêm màng não rất nguy hiểm nếu không có những biện pháp chữa trị sớm và thích hợp.
Chữa trị viêm họng cho trẻ sơ sinh

Khi thấy trẻ sơ sinh có các dấu hiệu của bệnh viêm họng, các bạn không cần quá lo lắng mà hãy cặp sốt cho bé. Nếu bé sốt dưới 38,5 độ tức là bệnh chưa nặng, mẹ có thể lau mát hạ sốt, cho bé bú thêm sữa và uống thêm nước. Bổ sung thêm các loại vitamin C trong hoa quả cho trẻ. Nếu bé sốt 38,5 độ trở lên thì nên đưa bé tới bệnh viện hay các cơ sở y tế để thăm khám và có liệu pháp điều trị hiệu quả.

Bệnh viêm họng ở mỗi trẻ lại có diễn tiến khác nhau, nhiều bé tuy không bị sốt cao miên man nhưng lại sưng tấy ở khoang miệng gây đau đớn, khiến miệng không thở ra được và bé thở một cách khó khăn. Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng này ở bé cần đưa bé đi khám ngay để chữa trị sưng khoang miệng, bảo vệ sức khỏe cho bé và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Khi bé bị viêm họng tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay kháng sinh không có chỉ định của bác sĩ cho bé uống. Khi chưa rõ nguyên nhân gây viêm nếu sử dụng thuốc bừa bãi có thể khiến bệnh nặng và khó chữa trị hơn, đồng thời kháng sinh cũng gây hại cho chức năng gan thận của bé.
Cách chăm sóc trẻ viêm họng

Khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm họng mẹ cần cho bé bú nhiều hơn, nếu họng của bé sưng đau làm bé bú ít thì mẹ có thể giảm lượng sữa mỗi lần bú, thay vào đó là tăng số cữ cho bé bú nhiều hơn. Với những bé ở tuổi ăn dặm thì thực đơn ăn hàng ngày của bé cần nghiền nhỏ hơn bình thường, cháo nấu cũng loãng hơn để bé dễ nuốt và tiêu hóa dễ dàng hơn.

 


Tùy theo cơ địa và sức đề kháng của mỗi bé mà viêm họng có thể kéo dài vài ngày tới một tuần. Vậy nên tốt nhất là các mẹ cần chăm sóc kỹ và đảm bảo cho trẻ sơ sinh một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Cho trẻ uống thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ để hạ sốt an toàn cho bé. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần đa dạng, dễ ăn và dễ hấp thu. Nếu trẻ sốt cao kéo dài cần đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị.

Việc chữa trị viêm họng cho trẻ sơ sinh không hề khó, chỉ cần các bố mẹ kiên trì thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ thì chắc chắn bệnh của bé sẽ thuyên giảm nhanh chóng.

Bệnh viêm họng nhìn ngoài thì có vẻ đơn giản, nhưng việc chữa bệnh cũng cần các vị phụ huynh phải đầu tư nhiều công sức và thời gian để có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh cho các bé. Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh viêm họng, các vị không nên tự chữa trị tại nhà mà nên đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám, và được hướng dẫn phương pháp chữa trị hiệu quả và triệt để nhất, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm cho các bé.

Từ khóa liên quan:
  • viem hong o tre em uong thuoc gi
  • viem hong o tre so sinh
  • viem hong o tre em 3 tuoi
  • trẻ em viêm họng sốt cao
  • viem hong o tre 2 tuoi
  • viem hong o tre 6 thang tuoi
  • viem hong o tre so sinh 2 thang tuoi
  • sốt viêm họng kéo dài bao lâu

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Một số mẹo chữa viêm họng tại nhà

Mùa đông đến là lúc các căn bệnh viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm họng và một số bệnh đường hô hấp khác nữa đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ. Trong đó, viêm họng là một trong những bệnh thường gặp và phổ biến nhất. Người bệnh mắc phải bệnh viêm họng thường coi nhẹ việc chữa trị bệnh vì nghĩ rằng nó là một căn bệnh không nguy hiểm. Nhưng thực chất, nếu bạn không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về hô hấp.

 

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn một số mẹo chữa bệnh ngay tại nhà khi mới chớm phát hiện bệnh, mời các bạn tham khảo:

- Trà gừng và mật ong cũng là giải pháp hữu hiệu trị chứng viêm rát cổ họng. Bạn cũng có thể ngậm gừng với mật ong bằng cách giã dập gừng, sau đó lấy một thìa mật ong trộn với gừng và ngậm. Sau đó hãy từ từ nuốt, cổ họng của bạn chắc chắn sẽ dịu đi.

- Súc miệng bằng nước muối ấm: Bệnh viêm họng chủ yếu do các vi khuẩn gây ra nên việc làm sạch khoang miệng và vòm họng có vai trò quan trọng trong việc điều trị chứng viêm họng. Từ lâu, dân gian ta đã sử dụng nước muối ấm để chữa bệnh viêm họng vì nước muối có tính sát khuẩn cao. Nước muối nên pha vừa miệng, sau khi súc sạch khoang miệng nên ngửa cổ ra sau để nước muối xuống họng. Mỗi ngày bạn có thể súc 3-4 lần.

 


- Bạn còn có thể dùng lá tía tô, chữa bệnh viêm họng bằng cách rửa sạch và vắt lấy nước uống. Theo Đông y, lá tía tô có vị ấm, thường dùng trong điều trị cảm mạo dân gian.

- Súc miệng nước muối 3- 4 lần/ ngày.

– Súc miệng bằng dấm táo: Trong dấm táo có chứa axit acetic, axit malic, nồng độ enzyme cao nên giúp cơ thể bài trừ các vi khuẩn. Hơn nữa, trong dấm táo có chứa nhiều muối khoáng giúp khử độc tố trong cơ thể nên có thể trị bệnh viêm họng nhanh chóng.

– Dầu đinh hương cũng là một phương thuốc hữu dụng để chữa ho khan và viêm họng. Ngoài ra, dầu đinh hương còn được dùng để giảm đau, và có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể.

– Ngậm hỗn hợp quất, mật ong: Nếu có các triệu trứng như đau họng, sổ mũi, cảm cúm, bạn hãy trộn hỗn hợp quất, mật ong rồi hấp vào nồi cơm nóng 15 phút. Lấy hỗn hợp ngậm 3-4 lần/ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau họng rõ rệt.

– Uống trà gừng: Gừng có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, long đờm, giảm ho, hạn chế chất nhờn gây tắc mũi.

 


– Ngoài ra bạn có thể sử dụng súp gà để thay thế cho tỏi. Trước tiên hãy ninh nhừ gà để lấy nước cốt gà, giữ lại cả phần da gà và thêm tỏi nguyên chất vào nước cốt.

Trên đây là một số mẹo chữa viêm họng tại nhà hiệu quả mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Hy vong với các mẹo vặt này, bạn có thể dễ dàng chữa được khỏi bệnh viêm họng ngay khi phát hiện bệnh mà không cần phải sử dụng thuốc hay đến thăm khám tại các cơ sở y tế. Nhưng nếu thấy bệnh không thuyên giảm thì bạn nhớ phải đi khám ngay nhé, tránh bệnh phát triển lên giai đoạn nguy hiểm hoặc mãn tính.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Từ khóa liên quan:
  • viêm họng kéo dài
  • viêm họng hạt
  • viêm họng cấp
  • chữa viêm họng
  • viêm amidan
  • viêm họng hạt mãn tính
  • viêm họng uống thuốc gì
  • viêm họng đau tai